Học tập đạo đức HCM

Tạo xung lực cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp

Thứ hai - 07/08/2017 01:25
Thiếu vốn, thông tin về quy hoạch sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định đang là những khó khăn cản trở phong trào khởi nghiệp của thanh niên nông thôn.
Thiếu “máu” làm ăn lớn
Phúc Thọ là huyện thuần nông được quy hoạch là vành đai xanh của TP trong khi công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển còn hạn chế. Để nâng cao thu nhập cho người dân, từ đầu năm đến nay, huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút DN đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội đã khánh thành nhà máy xử lý trứng gia cầm công nghệ cao với tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng và huyện hiện đang mời gọi Công ty Honda đầu tư. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo huyện Phúc Thọ, phát triển kinh tế của huyện chưa tương xứng với tiềm năng, không có nhiều DN trẻ và “máu” làm ăn lớn còn yếu, dù địa phương sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi về "cận thị, cận giang" và giao thông.
Lý giải về việc thanh niên chưa mặn mà với phong trào khởi nghiệp, Bí thư Đoàn xã Cẩm Đình Hồ Văn Thìn chia sẻ, đa số thanh niên nông thôn đều thiếu vốn phát triển sản xuất. Số vốn được vay theo nguồn của Đoàn Thanh niên rất ít, trong khi vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa chỉ được 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, ở một số xã chưa có tổ vay vốn riêng của thanh niên, nên khi đoàn viên muốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình thì việc vay vốn còn nhiều hạn chế. Tính đến nay, Đoàn Thanh niên huyện Phúc Thọ đã thành lập, quản lý gần 30 tổ tiết kiệm và vay vốn cho khoảng 700 hộ vay với tổng số dư nợ trên 13 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ chỉ đạt hơn 18 triệu đồng.
Với đặc thù sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhiều thanh niên Phúc Thọ lựa chọn khởi nghiệp từ kinh tế trang trại. Thế nhưng, theo Bí thư Đoàn xã Vân NamĐặng Thị Thủy, bất cập là thanh niên muốn xây dựng trang trại trên diện tích đất nông nghiệp nhưng lại không trong vùng quy hoạch. Hay như tại xã Tam Thuấn, Đoàn Thanh niên đứng ra thành lập 1 HTX rau an toàn, đã trồng 2ha rau muống Tiến vua, hiện đang xuất được từ 2 - 3 tạ/ngày nhưng giá bán thấp, đầu ra còn khó khăn, chi phí thuê đất cao nên lợi nhuận ít.
Phát huy sức trẻ
Theo thống kê, toàn huyện Phúc Thọ có gần 40.000 thanh niên, chiếm hơn 20% dân số. Bí thư Đoàn xã Ngọc Tảo Nguyễn Đức Vượng chia sẻ, hiện nay, nhiều thanh niên nông thôn cũng muốn vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương. Tuy nhiên, cùng với nỗ lực của tuổi trẻ, rất cần có chương trình, định hướng nghề nghiệp khởi nghiệp cho thanh niên phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. Qua đó, khuyến khích sự sáng tạo, dấn thân của thanh niên trong phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và xã hội.
Theo Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú, trong bối cảnh hội nhập và triển khai cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, lực lượng thanh niên có vai trò rất quan trọng. Để phát triển kinh tế, tới đây, Phúc Thọ sẽ quan tâm phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, sản xuất chế biến gỗ, cơ khí, đồ gốm, may mặc… gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông nghiệp, định hướng của huyện là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác.
Để phát huy được sức trẻ trong khởi nghiệp ở nông thôn, theo lãnh đạo huyện Phúc Thọ, đoàn viên thanh niên cần xung kích đi đầu tham gia học tập, nâng cao trình độ, áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất. Đồng thời khuyến khích, định hướng thanh niên tiêu biểu thành lập các HTX, công ty đầu tư sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết. Để bắt đầu bắt tay vào khởi nghiệp, thanh niên cần phân tích rõ tài nguyên cá nhân, thị trường, định hướng được sản phẩm và đề ra được phương án, chiến lược kinh doanh...

Nông nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 không phải nông nghiệp truyền thống, gánh nước trên vai, mà là ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị. Điều này rất cần tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ của đội ngũ trẻ.
Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú

Theo: Thiên Tú/kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay23,140
  • Tháng hiện tại266,896
  • Tổng lượt truy cập90,330,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây