Học tập đạo đức HCM

Thách thức xây dựng NTM ở Lai Châu

Thứ bảy - 11/08/2012 00:46
Con người là chủ thể và cũng là đối tượng hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Nhưng sau hơn 1 năm triển khai, thì yếu tố con người đang bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, đặc biệt là với những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc như ở tỉnh Lai Châu. Nếu không có sớm những nhìn nhận lại về những khó khăn để tìm ra hướng khắc phục, thì mục tiêu có 16 xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí xã NTM vào năm 2015 của tỉnh này khó mà đạt được.
Không thể hay không muốn xây nhà vệ sinh?
Hơn 1 năm nay, kể từ ngày xã Bình Lư bắt tay vào xây dựng nông thôn mới( NTM), trưởng bản Lương Văn Mục mỗi ngày vẫn kiên trì đi vận động bà con dân tộc Dáy trong bản mình phải xây cái nhà vệ sinh cho gia đình.
Hôm nay, ông Mục đến nhà vợ chồng chị Lèo Thị Xính vận động chị xây dựng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn không có gì khác, câu nói mà ông Mục lại được nghe đó là “nhà em cũng muốn lắm nhưng chưa có điều kiện.” Tuy nhiên, ông Mục cho biết lý do chính là do thói quen và tập quán lạc hậu của bà con nơi đây, “Hơn 80 hộ thì chỉ có khoảng chục hộ có nhà vệ sinh thôi. Còn lại thì ra vườn, ra khe suối…”
                                                        
                                                Ông Mục đến nhà chị Xinh vận động xây nhà vệ sinh

Bình Lư là xã có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc loại đứng đầu tỉnh Lai Châu (với 11 triệu đồng/người/năm). Được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, đến nay, Bình Lư đã đạt 9/19 tiêu chí xã NTM. Dù vậy, tiêu chí về vệ sinh môi trường vẫn là một thách thức với chính quyền nơi đây.
Đã từng có những dự án đến cho mỗi hộ 1 triệu đồng để xây nhà vệ sinh, thậm chí ở bản Nà Cà, thuộc xã Bình Lư, cũng từng có một tổ chức nước ngoài tới đây xây sẵn hàng chục nhà vệ sinh cho bà con, nhưng cuối cùng để bỏ không, chẳng ai sử dụng.
Theo thống kê, ở Lai Châu có đến một nửa số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nhà vệ sinh.  Người dân hoặc vì điều kiện kinh tế hoặc vì thói quen lạc hậu mà không xây/ không sử dụng nhà vệ sinh. Việc này không chỉ đang cản trở quá trình xây dựng NTM ở Lai Châu mà còn luôn tiềm ẩn mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính người dân nơi đây.
Thêm vào đó, năng lực quản lý hạn chế của cán bộ cấp thôn bản cũng như trình độ dân trí của người dân còn hạn chế là những nguyên nhân làm cho việc phát động nhân dân tham gia xây dựng NTM ở Lai Châu chưa đạt hiệu quả mong đợi.
Sau hơn 1 năm Thủ tướng Chính phủ phát động toàn dân chung tay xây dựng NTM, đồng thời với các nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh, huyện, thì người dân không ít xã vùng cao tỉnh Lai Châu vẫn rất mơ hồ về cái được gọi là NTM.
 “Chưa biết gì về chương trình nông thôn mới”, “Chưa nghe nói, chưa đi họp, chưa biết gì về nông thôn mới.” Đó là những câu trả lời của nhiều người dân ở Lai Châu khi nói về nông thôn mới.  
Dở dang một vụ dong
Để đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM, tỉnh Lai Châu phấn đấu đến cuối năm nay, 100% số xã sẽ duyệt xong quy hoạch chung và hoàn thành đề án xây dựng NTM. Tuy nhiên, ngay trong khâu quy hoạch, bước khởi đầu của chương trình NTM, thì sự lúng túng, chậm chạp đã sớm bộc lộ ở không ít địa phương.
Đến nay, bản quy hoạch xây dựng NTM ở xã Bình Lưu vẫn đang nằm trên giấy. Bằng chứng là dù đã quy hoạch một khu chăn nuôi tập trung rộng 5ha và đã công bố tiến độ thu hồi đất cho người dân, nhưng xã đã tự lùi thời gian thu hồi đất với lý do không mấy thuyết phục là do lợn mắc bệnh tai xanh.
Kết quả là khu chăn nuôi tập trung này vẫn bỏ hoang. Trong khi vì kế hoạch xây dựng khu chăn nuôi này mà nhiều người dân phải dở dang với việc sản xuất.
                                                      
                                                       Khu quy hoạch chăn nuôi tập trung của xã Bình Lưu

Năm ngoái, chỉ với 2000 m2 trồng 1 vụ dong lấy củ, gia đình bà Long thu về 250 triệu đồng. Nhưng năm nay, bà Long buộc phải chuyển sang trồng ngô. Trồng ngô thì không kinh tế bằng trồng dong, lại mua phải giống kém chất lượng nên bà Long bị mất cả chục triệu đồng.
Nói về nguyên nhân của việc đang trồng dong hiệu quả, lại chuyển sang trồng ngô và bị thiệt hại, bà Long cho biết: “Vì xã quy hoạch NTM, nghe nói quy hoạch làm khu chăn nuôi tập trung gì đó. Thế nên họ thu hồi đất, không cho mọi người trồng dong. Rồi họ cũng không đền bù, không làm nữa, đất bỏ không. Thế là dân trồng cây lại. Nhưng lúc đó, giống dong bán hết rồi, nên dân phải quay sang trồng ngô, lại thành ra mất thế này.”
Giải pháp nào khi xuất phát điểm quá thấp
Tính đến giữa năm 2012, toàn tỉnh Lai Châu có 1 xã San Thàng, thị xã Lai Châu đạt 13/19 tiêu chí, xã Tam Đường đạt 9/19 tiêu chí; số xã đạt 5 – 8 tiêu chí có 16 xã, 75 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đặc biệt tại huyện nghèo Sìn Hồ, qua điều tra thực trạng mới đây, vẫn có đến 3 xã trắng không đạt tiêu chí nào và 4 xã chỉ đạt 1 tiêu chí trong tổng số 24 xã của toàn huyện.
Mặc dù triển khai thí điểm từ khá sớm, nhưng do xuất phát điểm quá thấp của một tỉnh nghèo giáp biên giới, nên công cuộc xây dựng NTM của tỉnh này còn nhiều khó khăn.
Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn chung về vốn, từng địa phương đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn. Nội dung chủ yếu là tránh làm cùng lúc, dàn trải các tiêu chí mà đầu tư có trọng điểm, ưu tiên.
“Có những việc làm chưa cần đầu tư lớn của Nhà nước thì chúng tôi tập trung chỉ đạo, đó là tuyên truyền bà con, ví dụ như vấn đề vệ sinh môi trường rồi vấn đề chăn thả làm sao đảm bảo quy hoạch.”Ông Lê Thanh Dương, PCT huyện Sìn Hồ nói. 
Nhằm khắc phục vấn đề khó khăn liên quan đến tập quán sinh hoạt lạc hậu của bà con về nhà vệ sinh, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cho rằng, bên cạnh biện pháp tuyên truyền tích cực, đồng loạt và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người dân, thì huyện này sẽ chú ý đến yếu tố tâm lý đồng bào dân tộc vùng cao là thấy hay thì sẽ học theo, tức là chú trọng xây dựng các mô hình điểm.
Bên cạnh đó, một số huyện cũng đề ra cơ chế đặc thù, với bộ tiêu chí phù hợp. “Để đạt được tiến trình xây dựng NTM, thì chúng tôi nghĩ với các tỉnh miền núi thì chỉ nên đạt một số tiêu chí tiêu biểu thôi, chứ không thể đạt tất cả 19 tiêu chí được.” Ông Nguyễn Thế Hải, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Phong Thổ nói.
Về công tác quy hoạch, tỉnh này sẽ tiếp tục đặc biệt coi trọng quy hoạch vùng sản xuất, lấy quy hoạch sản xuất làm trọng tâm để ổn định dân cư xây dựng NTM.
Về công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cho rằng, đây là nhân tố trung tâm, vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của chương trình NTM. Để nâng cao đội ngũ cán bộ này, ông Quảng cho biết: “Chúng tôi sẽ đào tạo và lựa chọn cán bộ cấp trên đưa xuống xã làm bí thư, chủ tịch. Mô hình này đã thành công ở mấy xã của Lai Châu, cần đúc rút kinh nghiệm và phát huy. Bên cạnh đó, tạo điều kiện tốt và tận dụng trí tuệ của lực lượng 600 tri thức về làm PCT xã.”
Với nhiều khó khăn đặc trưng của vùng miền núi phía Bắc như điều kiện kinh tế cũng như trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, địa hình phức tạp, Lai Châu đang có lộ trình xây dựng NTM còn khá chậm so với các địa phương khác. Nếu không có những nhìn nhận thẳng thắn lại những hạn chế và nỗ lực giải quyết của chính quyền và người dân thì việc được hưởng những thành quả từ công cuộc xây dựng NTM của tỉnh này không biết bao giờ mới thành hiện thực.
 
Thực hiện: Thái Quỳnh
Ảnh: Tuấn Đồng
Nguồn:vtc16.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,740
  • Tổng lượt truy cập92,663,404
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây