Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Sức bật từ Chương trình xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 14/02/2016 03:17
Ngay từ những ngày đầu bắt tay thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc với sự quyết tâm và đồng thuận cao. Nhờ đó, đến nay, Thanh Hóa đã có 113 xã và 52 thôn bản đạt chuẩn NTM; 1 huyện đã trình Trung ương thẩm định công nhận huyện NTM; bình quân toàn tỉnh đạt 13 tiêu chí/xã, tăng 8,3 tiêu chí so với năm 2011…

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thứ 3 từ phải sang) giới thiệu mặt bằng quy hoạch Khu  trung tâm hành chính thành phố.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp và có số xã XDNTM lớn nhất cả nước (573 xã), do vậy nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vô cùng khó khăn.

Ngay từ những ngày đầu, Ban chỉ đạo chương trình từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung làm tốt công tác quy hoạch, ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ để các xã thực hiện lập quy hoạch. Đến cuối tháng 9/2012, 100% số xã đã phê duyệt xong quy hoạch XDNTM và thực hiện công bố, cắm mốc quy hoạch chung, triển khai lập quy hoạch chi tiết theo lộ trình.

Để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh đã hoàn thành việc rà soát và xây dựng mới các quy hoạch.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đã tạo tiền đề cho Thanh Hóa tập trung phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân. Trong nông nghiệp, tỉnh đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa những bộ giống mới vào canh tác. Vì vậy, trong 5 năm qua, sản xuất lương thực toàn tỉnh không ngừng tăng, sản lượng lương thực bình quân đạt 1,6 triệu tấn/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt hàng năm đạt 2,9%; công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn được triển khai tích cực. Sản xuất, trồng trọt tập trung gắn với chế biến ngày càng phát triển, đến nay, đã hình thành vùng lúa thâm canh đạt 61.900ha, vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 700ha, vùng nguyên liệu mía 29.550ha, vùng nguyên liệu sắn 11.868ha, vùng cao su 18.150ha.

Chăn nuôi phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm đạt 3,6%; quy mô, chất lượng và giá trị sản phẩm ngày một tăng, tỷ trọng đàn bò lai, bò sữa, đàn lợn nạc tăng nhanh; sản lượng thịt hơi tăng, năm 2015 ước đạt 220.000 tấn. Xu hướng chuyển đổi từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô lớn, kiểm soát dịch bệnh ngày càng rõ nét. Đến nay, toàn tỉnh có 527 trang trại, gia trại…

Sản xuất lâm nghiệp phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm đạt 9,6%; tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 52%; phát triển toàn diện cả khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới và khai thác hợp lý tài nguyên rừng. Hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến, như: vùng luồng thâm canh, vùng cây gỗ lớn… Sản lượng khai thác gỗ năm 2015 đạt 400.000m3, gấp 7,7 lần so với năm 2010.

Thủy sản phát triển cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến và hậu cần nghề cá, trong đó khai thác 94.000 tấn, nuôi trồng 46.500 tấn. Năng lực đánh bắt của ngư dân được nâng lên; đến nay, toàn tỉnh có 7.406 tàu cá, trong đó có 1.457 tàu khai thác xa bờ. Diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm đạt trên 18.000ha.

Trong 5 năm qua, từ nguồn vốn của Trung ương và của tỉnh, cùng với huy động đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã thực hiện được 784 mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn. Trong đó, có 327 mô hình trồng trọt, 195 mô hình chăn nuôi, 185 mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, 62 mô hình nuôi trồng thủy - hải sản và 15 mô hình ngành nghề nông thôn, thu hút 34.326 hộ gia đình tham gia.

Qua đánh giá, đa số các mô hình đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của chương trình XDNTM, đó là lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

Một số mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho người dân, như:  trồng hoa tại các xã Quảng Tâm (TP.Thanh Hóa), Yên Trường (Yên Định); trồng ớt xuất khẩu tại xã Xuân Lâm (Tĩnh Gia), Xuân Du (Như Thanh), Định Bình (Yên Định); trồng ngô ngọt tại Vĩnh An (Vĩnh Lộc); trồng dưa chuột, bí xanh tại một số huyện như Hoằng Hóa, Như Thanh, Yên Định, Nga Sơn…

Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp tiếp tục được củng cố, là cầu nối giữa khâu sản xuất với thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 565 hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp. Các khâu dịch vụ nông nghiệp được đáp ứng kịp thời. Việc liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Đến nay, toàn tỉnh có 22.932 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; có 127 làng nghề, trong đó có 85 làng nghề truyền thống, thu hút 60.734 lao động nông nghiệp, nông thôn; đã công nhận 77 nghề truyền thống, làng nghề truyền thống… 

Nhờ tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giải quyết việc làm nên thu nhập bình quân của người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh tăng từ 11,02 triệu đồng/người (năm 2011) lên 20,3 triệu đồng/người (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 26,96% (năm 2011) xuống còn 7,5% (năm 2015)...

Bộ mặt nông thôn khởi sắc

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 61.260 tỷ đồng, chiếm 19% tổng vốn đầu tư phát triển. Trong đó, tổng huy động nguồn lực cho chương trình XDNTM là 27.020,452 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư đạt 7.095,243 tỷ đồng, chiếm 26,3%; vốn doanh nghiệp 1.463,591 tỷ đồng, chiếm 5,42%. Trong 5 năm qua, người dân đã tham gia đóng góp 300.000 ngày công; hiến 1.040ha đất, đóng góp vật tư, vật liệu lên tới 283,045 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (thứ 3 tính từ phải sang) thăm trang trại bò Úc lấy thịt của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư tại Bá Thước.

Cùng với nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, XDNTM và huy động các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp được 4.952km đường giao thông nông thôn các loại, trong đó có 1.367km đường xã, liên xã; 2.016km đường thôn, xóm; 1.569km đường nội đồng; 1.557km kênh mương nội đồng; nâng cấp, mở rộng các công trình điện nông thôn, đến nay 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia, 97,2% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên; xây mới, cải tạo, nâng cấp 276 trường tiểu học, 134 trường THCS, 354 trường mầm non, 239 công sở, 286 trạm y tế, 120 trung tâm văn hóa - thể thao xã, 1.266 nhà văn hóa thôn, 207 chợ nông thôn, chỉnh trang xây mới hơn 57.000 nhà ở dân cư, hoàn thành và đưa vào sử dụng 44.066 công trình cấp nước sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trường nông thôn. Những công trình này góp phần giúp diện mạo nông thôn Thanh Hóa ngày càng khởi sắc.

Nhiệm vụ còn nặng nề

Trong giai đoạn tiếp theo, Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có trên  50% số xã đạt chuẩn NTM; 5 huyện đạt chuẩn NTM; 20% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; bình quân hàng năm tăng từ 1-1,5 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Tập trung giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động tối đa mọi nguồn lực trong dân, kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn, bản, đáp ứng yêu cầu tiêu chí NTM và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn trong chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực sự có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện chương trình.

Tuy nhiên, để chương trình XDNTM đạt hiệu quả cao hơn, Trung ương cần nghiên cứu, căn cứ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, xem xét ưu tiên phân bổ cho Thanh Hóa tương xứng với tỷ lệ số lượng đơn vị hành chính cấp xã để đáp ứng nhu cầu XDNTM của tỉnh trong giai đoạn mới.

Theo kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập801
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,958
  • Tổng lượt truy cập93,166,622
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây