Học tập đạo đức HCM

Thanh niên đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 20/06/2013 20:00
Hiện nay thành phố Hà Nội có khoảng 200 nghìn đoàn viên, thanh niên đang tham gia sinh hoạt trên địa bàn 401 xã và 22 thị trấn. Ðây chính là lực lượng đông đảo, xung kích, đi đầu trong sự nghiệp phát triển nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

 

Về xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ), một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới, chúng tôi đến thăm trang trại của anh Nguyễn Bá Long, Bí thư chi đoàn thôn Tân Mỹ. Khu trang trại rộng bảy ha, gồm khu chăn nuôi lợn nái, khu nuôi lợn, gà vịt thương phẩm, ao nuôi cá và ao câu cá giải trí. Anh Long cho biết, mỗi năm, trang trại đem về cho gia đình anh khoảng 300 triệu đồng tiền lãi. Ngoài ra, anh cũng tạo việc làm ngay tại trang trại cho khoảng 15 đoàn viên trong thôn với mức lương khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng. Với những thanh niên ở nông thôn, có được một cơ ngơi như của Nguyễn Bá Long quả là đáng ngưỡng mộ. Nhưng ở xã Thụy Hương đang có hàng trăm mô hình thanh niên làm kinh tế như anh Long. Ở thôn Tân Mỹ có khoảng 40 thanh niên làm chủ các trang trại hoặc các xưởng nghề thủ công mỹ nghệ như mộc, khảm... Ðoàn thanh niên thôn thường xuyên tổ chức các cuộc họp tại nhà văn hóa để trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, cùng giúp đỡ nhau xây dựng kinh tế. Ðể có được kết quả này, ngoài sự chủ động, nỗ lực vượt khó, quyết tâm làm giàu của thanh niên còn phải kể đến sự hỗ trợ về chính sách, vốn và tư vấn khoa học kỹ thuật của các cấp chính quyền, nhất là của tổ chức đoàn.

Phó Bí thư Thành Ðoàn Hà Nội Nguyễn Khánh Bình cho biết, từ năm 2011, Thành Ðoàn đã chủ động tham mưu UBND thành phố cấp 15 tỷ đồng  cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Kết quả đã có hơn 100 dự án được vay, giải quyết việc làm cho gần 1.300 thanh niên. Thông qua hoạt động nhận ủy thác vay vốn qua các hội, đoàn thể, thanh niên giúp nhau làm kinh tế, tổng dư nợ vốn cho thanh niên vay đã đạt hơn 130 tỷ đồng, với 5.000 hộ được vay vốn. Ở tất cả các Huyện đoàn, Thị đoàn đều thành lập Câu lạc bộ thanh niên giúp nhau lập nghiệp, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, khuyến khích và hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế hộ gia đình, đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Nhờ đó, hàng nghìn thanh niên đã vươn lên làm giàu ngay tại quê hương, hỗ trợ các thanh niên và người dân trong thôn, trong xóm cùng phát triển kinh tế, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt và đời sống nông thôn.

Ngoài việc là lực lượng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, thanh niên các chi đoàn còn chủ động đăng ký đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, thanh niên các xã, thị trấn đã trực tiếp tham gia tu sửa, xây mới hơn 300 ngôi nhà nhân ái, 15 sân chơi thiếu nhi, 20 sân khấu ngoài trời...; xây dựng đường giao thông nông thôn, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy... Ðại diện Huyện đoàn Ðan Phượng cho biết, thanh niên trong huyện đã đảm nhận 116 đoạn ngõ, xóm trên địa bàn, tổng chiều dài hơn 10 km; huy động hơn 2.250 ngày công lao động của các đoàn viên, thanh niên. Ngoài ra, Huyện đoàn còn tổ chức vận động người dân hiến đất làm đường. Cụ thể, người dân xã Phương Ðình đã hiến 200 m2, xã Phương Châu hiến hơn 170 m2... Riêng đồng chí Bí thư Huyện đoàn Nguyễn Thị Thanh Cúc đã vận động bố mẹ hiến 50 m2 đất của gia đình để làm đường đi. Ở xã Liên Hà, có đoạn đường trong thôn người dân còn băn khoăn, chần chừ, chưa đóng góp, thì Ðoàn thanh niên xã đã mạnh dạn ứng trước 170 triệu đồng để thi công, bảo đảm tiến độ xây dựng chung.

Công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn các xã xây dựng điểm nông thôn mới có sự đóng góp không nhỏ của các đoàn viên, thanh niên. Một mặt, các đoàn viên tuyên truyền, vận động nhân dân và chính gia đình mình thực hiện tốt chủ trương chung. Mặt khác, đăng ký những phần việc cụ thể, vừa sức như làm bờ vùng, bờ thửa, nạo vét mương, rãnh để thực hiện nhanh, hiệu quả. Bí thư đoàn xã Tân Hưng (huyện Sóc Sơn) Phạm Hồng Thái đánh giá, dồn điền, đổi thửa là nhiệm vụ quan trọng để quy hoạch lại ruộng đồng, đưa máy móc vào sử dụng, thay đổi phương thức sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có một số người chống đối. Vì vậy, đoàn xã đã phát động và quán triệt trong toàn bộ đoàn viên chấp hành chủ trương. Ðồng thời, chủ động đăng ký với UBND xã trong việc triển khai mô hình hai máy cấy cày trên diện tích 10 ha; lập tiểu ban cổ động cơ giới hóa đồng ruộng...

Thành Ðoàn Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng sáu mô hình điểm Chi đoàn nông thôn mới với mười tiêu chí đánh giá, tập trung vào các vấn đề như bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, ý thức thực hiện nếp sống văn minh cho đoàn viên, thanh niên, tạo điều kiện phát triển kinh tế, tham gia các công tác tình nguyện... Phó Bí thư Thành Ðoàn Nguyễn Khánh Bình nhận định, vai trò, nhiệm vụ của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới rất quan trọng. Thanh niên phải luôn là lực lượng xung kích, đi đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế do chưa có được sự tin tưởng của chính quyền, nhiều thanh niên còn hờ hững, thiếu nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc chung; nhiều hoạt động còn nặng tính hình thức. Trong thời gian tới, Thành Ðoàn sẽ tiếp tục có những hướng dẫn, phần việc và tiêu chí cụ thể để phát huy hơn nữa sức mạnh của lực lượng thanh niên trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

NGUYÊN TRANG
Theo nhandan.org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm271
  • Hôm nay58,697
  • Tháng hiện tại889,424
  • Tổng lượt truy cập92,063,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây