Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Việt Nam có khoảng 700 nghìn doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm 98%, đóng góp 48% GDP của cả nước, chiếm 50% tổng số việc làm. Giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong thiết lập và duy trì một môi trường kinh doanh thông thoáng, ban hành một số chính sách hỗ trợ DNNVV. Đặc biệt, ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV (hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018).
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra một số vướng mắc của các địa phương và doanh nghiệp trong quá trình triển khai Luật hỗ trợ DNNVV hiện nay. Cụ thể là chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và chế độ kế toán đơn giản cho doanh nghiệp siêu nhỏ nên chưa triển khai được thực tế; chưa có khung khổ pháp lý cụ thể để các địa phương có căn cứ triển khai; chưa có hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo DNNVV; chưa có hướng dẫn các địa phương về hình thành quỹ đất để hình thành phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung cho DNNVV…
Theo Nghị định 29/2018/NĐ-CP, DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập, hỗ trợ đăng ký, công bố thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, hỗ trợ về thẩm định, cấp phép kinh doanh lần đầu, lệ phí môn bài, tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán. Đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa…
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho biết, nhằm khắc phục những hạn chế trong nội tại các quy định pháp lý trước đây về hỗ trợ DNNVV, sự ra đời của Luật Hỗ trợ DNNVV đã góp phần quan trọng trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, các chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng và Nhà nước về đảm bảo các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Bên cạnh đó, đây là đạo luật đầu tiên của Việt Nam về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Trước đó các luật mang tính chất điều chỉnh về tổ chức, hoạt động. Nói cách khác, nếu như Luật Doanh nghiệp là đạo Luật nhằm ghi nhận, thừa nhận tư cách pháp lý của các doanh nghiệp, là khung pháp lý điều chỉnh vấn đề về thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, thì Luật Hỗ trợ DNNVV là đạo luật mang tính nuôi dưỡng, trợ giúp các doanh nghiệp này phát triển mạnh và bền vững.
Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục làm việc với bộ ngành chủ chốt, đảm bảo thông tin đồng bộ kịp thời, tập hợp các chính sách liên quan của các bộ ngành thành một quyển để hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã