Học tập đạo đức HCM

Thời đại “nông thôn mới”!

Thứ ba - 13/01/2015 21:10
Trong bề dày hơn 4 nghìn năm lịch sử của một nước nông nghiệp- Việt Nam, hiếm khi ta nghe đến khái niệm “nông thôn kiểu cũ”; thế nhưng cụm từ “nông thôn mới” lại “nở rộ” mọi lúc và mọi nơi trong gần 5 năm qua. Đi lý giải “hiện tượng này” chắc hẳn sẽ có nhiều điều thú vị!

 

(Ảnh minh họa: Cụm pa nô cổ động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới)

 

Trong giai đoạn đất nước bước vào hội nhập (từ năm 1986), thì tính “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, và nông thôn) không những không giảm đi mà còn là “bà đỡ”, là nền tảng… cho sự phát triển bền vững. Những năm gần đây, Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới (NTM) chính là “linh hồn” của cái “tam nông” đó.

 

Sức hút kỳ lạ

Tuy là một trong 16 chương trình quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng nhưng độ “sôi động” của Chương trình NTM có lẽ không chương trình nào sánh được.

 

Trong gần 5 năm qua, từ dư luận đến truyền thông, từ những ngôn từ đã trở thành “mốt” của hàng triệu người dân Việt Nam cho đến trong văn bản cụ thể của Đảng và Nhà nước… thì cụm từ “nông thôn” nói chung và NTM nói riêng có vị trí “thường trực”. Đơn cử như: Với công cụ tìm kiếm Google cho cụm từ khóa “nông thôn mới” đã cho ra 1.250.000 kết quả.

 

Hay một đơn cử khác là: Các cơ quan từ TW đến 10.821 xã, 643 huyện của 63 tỉnh/thành, đâu đâu cũng có trang thông tin điện tử và ấn phẩm về “nông thôn mới”; và cứ ứng với mỗi trang tin, ấn phẩm ấy lại có hàng chục bài viết chuyên đề về NTM. Sâu hơn nữa thì chương trình NTM thực sự là một chương trình của mọi chương trình, đó là ở mọi góc cạnh của cuộc sống dân Việt Nam ta, ở đâu cũng thấy bóng dáng nông thôn.

 

Như một logic thông thường, “sức hút kỳ lạ” của chương trình NTM cũng được biểu hiện sinh động từ chủ trương của Đảng đến “thể chế hóa” của Chính phủ.

 

Được thể chế hóa: sâu rộng

Chủ trương của Đảng ta về chương trình NTM được “phôi thai” từ quan điểm về người nông dân, về nông nghiệp… tại Nghị quyết số 26-NQ/TW năm 2008. Liền sau đó, TW Đảng có các văn kiện chuyên đề như: Kết luận số 238-TB/KL (về Đề án thí điểm mô hình 11 xã nông thôn mới), Kết luận số 61-KL/TW (về Hội Nông dân), và rất gần đây là Kết luận số 74-KL/TW (nói đến tái cơ cấu nông nghiệp) và Kết luận số 97-KL/TW (một số giải pháp thực hiện “tam nông”).

 

Ở góc độ pháp lý, gắn với chủ trương “tam nông”, Quốc hội ra Nghị quyết số 26/2012/QH13 (về chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn) và 55/2010/QH12 (về miễn giảm thuế nông nghiệp). Cấp độ thể chế hóa của Chính phủ, ngay sau khi có chủ trương “tam nông”- theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động tại Quyết định số 24/QĐ-TTg.

 

Với kế hoạch hành động theo Quyết định số 24/QĐ-TTg đó, lần đầu tiên trong lịch sử, khái niệm NTM được “văn bản hóa”, theo Quyết định số 491/QĐ-TTg năm 2009. Điều đáng chú ý, Kế hoạch này cụ thể ra 5 nhóm cho 19 tiêu chí (với 39 tiểu tiêu chí) để “lượng hóa” thế nào là xã NTM, huyện NTM, và tỉnh NTM. Trong tiến trình thực hiện, các thông số “lượng hóa” đó cũng có những điều chỉnh, ví dụ như gần đây có Quyết định số 342/QĐ-TTg và còn tiếp tục được thay đổi một số tiêu chí nữa “trong nay mai”.

 

Không chỉ dừng lại ở “tiêu chí hóa”, liền sau đó, ngày 04/6/2010, Chính phủ ban hành kế hoạch cụ thể để thực hiện các tiêu chí về xã, huyện và tỉnh NTM theo Quyết định số 800/QĐ-TTg. Quyết định này đã ghi rõ 11 nhóm nội dung (với 31 tiểu nhóm nội dung) bằng những thông số rất cụ thể.

 

Một cách tổng hợp, trong điều hành và triển khai thực tiễn, Chính phủ, trong đó trực tiếp là ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng NTM đã “thể chế hóa” hàng trăm văn bản.

 

Theo thống kê của Vụ NN- NT (thuộc Ban Kinh tế Trung ương), chỉ trong khoảng 5 năm (kể từ lúc có chương trình NTM đến nay), Chính phủ đã có 146 văn bản điều hành liên quan trực tiếp (như Quyết định, Kết luận, Chỉ thị…); và cấp Bộ/Ngành đã có 99 văn bản (như Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng, Đề án…) để hướng dẫn thực hiện.

 

Con số đó quả là “khổng lồ” khi mà trung bình hàng năm, toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ ban hành văn bản cho các con số ấy lần lượt là 39 và 41 (theo thống kê của Vụ NN-NT).

 

Những thành tựu ấn tượng

Ở góc độ lượng hóa bằng những con số cụ thể như: Đã có 185 xã (chiếm 2,05% tổng số xã của cả nước) tại 27 tỉnh/thành đạt đủ 19 tiêu chí NTM- theo báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình NTM.

 

Báo cáo cũng cho thấy những con số đầy hứa hẹn, ví dụ như: số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước trong 3 năm qua tăng từ 4,7 lên 8,47 tiêu chí/xã; gần 600 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí (chiếm 5,5% tổng số xã của cả nước); thu nhập của cư dân nông thôn đã tăng lên 1,8 lần.

 

Những con số cụ thể này cũng là tiền đề để cả nước bứt phá trong thời gian tới, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM như Quyết định 800/QĐ-TTg đã đề ra.

 

Tuy nhiên, với đặc thù là “chương trình của mọi chương trình”, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi góc cạnh đời sống hơn 90 triệu dân cả nước, nhìn ra những đánh giá, những “tiêu chí” định tính thì “tiền đề” lại còn vững chắc hơn.

 

Đó là ở khắp mọi miền của đất nước, hiện tượng cộng đồng dân cư hiến đất, giải phóng mặt bằng, góp tiền, công lao động và vật liệu… cho xây dựng NTM ngày càng lan tỏa. Nói về tinh thần hưởng ứng của người dân, ông Tăng Minh Lộc- Chánh Văn phòng điều phối TW Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng NTM cho biết: “Đến nay chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng nhân dân cả nước đã hiến được khoảng 7 triệu m2 đất cho xây dựng NTM”- ghi nhận của Thiên Hương trong bài “Dấu ấn sau 3 năm xây dựng nông thôn mới: Dân sẵn lòng hiến đất” đăng ngày 07/5/2014 trên Báo Dân Việt.

Theo hoinongdan.org.vn

Hay như ông Nguyễn Văn Ngởi (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã hiến 6.640m2 đất trong tổng số hơn 16.000m2 đất nông nghiệp của gia đình, trị giá gần 1 tỷ đồng để xây dựng trường Tiểu học Vĩnh Phú Đông. Lý giải động cơ, ông Ngởi giản dị nói: “Thương tụi nhỏ trong ấp đi học vất vả, vợ chồng tôi hiến đất để góp phần xây ngôi trường mới, giúp các cháu học hành tốt hơn”.

 

Ông Phan Thành Đông- Chủ tịch UBND huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) phấn khởi: “Sau hơn 3 năm phát động phong trào toàn dân chung tay xây dựng NTM, nông dân trong huyện đã hiến hơn 560.000m2 đất trị giá trên 140 tỷ đồng… Ngoài ra, cán bộ, nông dân còn góp tiền, ngày công để bê tông hóa hơn 170 tuyến lộ ngõ xóm dài gần 220km, trị giá khoảng 54 tỷ đồng…”

 

Ông Lê Huy Ngọ- Cựu Bộ trưởng được người dân trìu mến gọi là “Bộ trưởng của nông dân”, đánh giá: “Chương trình (NTM) đã tạo ra bước ngoặt quan trọng cho khu vực nông thôn, bây giờ không chỉ 20- 30% số xã triển khai NTM như kế hoạch ban đầu, mà đã lan tỏa ra khắp cả nước; người miền núi, hộ nghèo… cũng nhiệt tình tham gia...” - ghi nhận của tác giả Thiên Hương.

 

Vậy nên, dù còn đâu đó những “sai số” nhất định, đúng như tính chất “phiên phiến” của nông thôn; song ấn tượng về xu thế của nông thôn mới trong thời đại hội nhập càng rõ nét. Ấn tượng “rõ nét” này cho chúng ta thêm khẳng định về tính tất yếu của việc “lấy dân làm gốc” trong chủ trương của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nước ta.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập299
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm295
  • Hôm nay55,174
  • Tháng hiện tại885,901
  • Tổng lượt truy cập92,059,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây