Học tập đạo đức HCM

Tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 01/08/2016 10:41
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Hai tiêu chí văn hóa xây dựng nông thôn mới đã có những kết quả bước đầu nhưng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết kịp thời.

Tiết mục biểu diễn của đội chèo làng An Định (Thái Thụy, Thái Bình).

Cần thực chất, tránh hình thức

Yêu cầu của nông thôn mới là có kinh tế phát triển, đi lại thuận tiện, cảnh quan xanh, sạch đẹp, sinh hoạt văn hóa phong phú, sôi nổi, có nhiều hạ tầng hoạt động vui chơi, giải trí. Người lao động, nhất là thanh niên có cơ hội làm việc, yêu quý và gắn bó quê hương. Theo nhà nghiên cứu văn hóa- TS Nguyễn Minh Sang, xây dựng văn hóa cho nông thôn mới chính là kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc trong cuộc sống hiện đại, mọi công việc tiến hành đều phải bảo đảm bộ mặt văn hóa, hồn cốt của làng quê Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng, xây dựng nông thôn mới theo kiểu bê-tông hóa tất cả thì hồn cốt văn hóa Việt ở đâu. Nông thôn hiện nay đa số chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em ở nhà, trong khi lớp trẻ đi làm ăn xa, đã và đang bị du nhập từ nhiều nguồn “văn hóa lai căng”, hương ước làng, xã bị xem nhẹ… Vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa dựa trên nền tảng truyền thống trở nên vô cùng cấp thiết.

Hiện tại, nói đến xây dựng văn hóa nông thôn mới, trước hết tập trung hai tiêu chí là tạo dựng thiết chế văn hóa cơ sở và gia đình, làng, xã, thôn, ấp văn hóa. Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, cả nước hiện có 68.470/118.200 thôn, làng, ấp bản có nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt tỷ lệ 57,9%. Con số thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa, trong đó có khoảng hai phần ba số gia đình văn hóa ở nông thôn. Đó là những kết quả bước đầu, nhưng đi vào thực chất từng lĩnh vực, đều thấy những vấn đề khúc mắc cần giải quyết. Hệ thống thiết chế văn hóa ở nông thôn tuy đã đi vào hoạt động nhiều năm, nhưng kém hiệu quả, nhiều công trình văn hóa, thể thao thiếu người tham gia, hoạt động cầm chừng, chỉ diễn ra “xuân thu nhị kỳ” vào những dịp lễ, Tết. Nhiều nhà văn hóa ít khi hoạt động và thường khóa cửa… Có thể thấy tình trạng này trong các địa phương cả nước, như: Trung tâm văn hóa, thể thao xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình được đầu tư 3,5 tỷ đồng với số phòng hội nghị có sức chứa gần 400 người, được trang bị bàn ghế, phông màn, loa máy…, nhưng công suất sử dụng dù cố gắng hết sức, chỉ đạt khoảng 70%; Khu trung tâm văn hóa, thể thao xã Tam Bình, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang nằm trong khuôn viên rộng 1.700 m2 được đầu tư 4,1 tỷ đồng, nhưng sau hơn một năm đi vào hoạt động, ngoài tổ chức ba hội diễn văn nghệ và các hội nghị, thỉnh thoảng mới trở thành nơi tập luyện văn nghệ, thể thao, giao lưu đờn ca tài tử, thời gian còn lại nằm trong tình trạng đóng cửa; Nhà Văn hóa huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được xây dựng rất hoành tráng với hơn 9,2 tỷ đồng, song phần lớn thời gian thì “nằm im”, sân nhà văn hóa trở thành bãi đỗ xe, nơi thả trâu bò… Có nhiều lý do để giải thích sự yếu kém trong khai thác, sử dụng các nhà văn hóa ở nông thôn, song nguyên nhân chính vẫn là địa phương chỉ quan tâm xây dựng quy mô to đẹp, nhưng không chú ý nội dung hoạt động bên trong, chỉ lo cái vỏ để chạy theo thành tích. Nội dung hoạt động của các nhà văn hóa còn rất nghèo nàn, kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, do đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao thôn, xã còn thiếu và yếu, chủ yếu sử dụng cán bộ kiêm nhiệm trái ngành nghề, không sáng tạo được những hoạt động phong phú, gần gũi cuộc sống, được người dân yêu thích.

Trong khi đó, nguồn kinh phí cho hoạt động văn hóa rất eo hẹp, các trung tâm văn hóa, thể thao ở cấp huyện đều dựa vào kinh phí nhà nước cấp, còn cấp xã lại càng hạn hẹp hơn, tùy vào điều kiện khả năng thu ngân sách của địa phương. Nguồn tài chính hoạt động ở các nhà văn hóa, thể thao thôn, xóm chủ yếu do nhân dân đóng góp. Như vậy, khi xây dựng thiết chế văn hóa nông thôn mới, bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, phải tiến hành đồng thời việc đầu tư, xây dựng bộ máy, con người, trang thiết bị để vận hành thiết chế đó có hiệu quả. Trong lĩnh vực xây dựng gia đình văn hóa dư luận cũng đang đặt câu hỏi: Tại sao tỷ lệ đạt gia đình văn hóa, nông thôn, ấp bản văn hóa rất cao mà vẫn diễn ra rất nhiều vụ bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội gia tăng, tình làng nghĩa xóm suy giảm. Phải chăng, phong trào chưa đi vào thực chất, còn hình thức và chạy theo thành tích?

Nhân tố quyết định

Trong xây dựng nông thôn mới, văn hóa là một trong những tiêu chí khó khăn nhất. Nhận thức về văn hóa và tiêu chí về văn hóa của cán bộ, người dân nhiều nơi còn đơn giản, phiến diện, dẫn đến cách làm việc không đúng. Phó Cục trưởng Văn hóa cơ sở Vương Duy Bảo cho biết: Ban chỉ đạo một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến thực hiện tiêu chí văn hóa nông thôn mới, chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, có những biểu hiện khoán cho các cơ quan chức năng. Việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động quản lý , chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào ở địa phương còn ít so với yêu cầu thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động ở địa phương còn yếu, chưa phát huy được ý thức tự nguyện, tự giác, chưa thay đổi được nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhận thức về quyền lợi của người dân sẽ được hưởng, khi triển khai xây dựng văn hóa nông thôn mới. Còn nhiều biểu hiện chạy theo thành tích, “háo danh”.

Điều quan trọng là lãnh đạo một số địa phương chỉ lo về hình thức, bề nổi trong xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng trụ sở, đường sá, cầu cống, mà quên đi cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các công trình văn hóa, nếu có chỉ tập trung xây cái vỏ thật to, không đầu tư kinh phí và con người cho nó hoạt động. Việc lập quỹ đất cho các công trình văn hóa, thể thao ở vùng nông thôn không dễ dàng như trước, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đất đai ở vùng nông thôn thu hẹp dần. Thực tế cho thấy, ở nơi nào có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương thì văn hóa mới có cơ hội phát triển.

Theo: nhandan.com.vn

 Tags: văn hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay51,342
  • Tháng hiện tại826,620
  • Tổng lượt truy cập92,000,349
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây