Học tập đạo đức HCM

Tiêu thụ nông sản: Bao giờ hết bấp bênh?

Thứ năm - 17/01/2013 22:17
Đã có quá nhiều hội thảo, hội nghị bàn về việc thu mua, tiêu thụ nông sản cho người dân. Ngành chức năng và các địa phương đã xác định việc kết nối giữa sản xuất và phân phối được ưu tiên. Tuy nhiên, đầu ra cho nông sản vẫn khó khăn và bấp bênh như bao năm rồi vẫn vậy…
Cung sản xuất – cầu phân phối không gặp nhau
 
Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) do cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý chuỗi sản xuất để kiểm soát an toàn thực phẩm, hỗ trợ nông dân gắn kết với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm vừa được tổng kết cách đây 3 hôm (15-1). Theo đó 11 mô hình chăn nuôi heo và gà, 12 mô hình chuỗi sản xuất – phân phối rau, trái cây an toàn đã được trao chứng nhận VietGAP. Tất cả các sản phẩm của 33 mô hình này này có đầu ra ổn định.  Tuy nhiên đây chỉ là số ít mô hình liên kết sản xuất và phân phối có kết quả như ý.
 
Trong khi đó tại một cuộc tổng kết mô hình tiêu thụ nông sản có quy mô lớn, bài bản do Bộ Công thương tổ chức kết quả lại chỉ ra không mấy khả quan. Theo đó, qua nhiều năm triển khai quyết định số 80/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng (giữa DN và nông dân), đến nay, tỷ lệ diện tích, sản lượng được ký hợp đồng tiêu thụ giữa nông dân và DN tại các tỉnh còn rất thấp. Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa thừa nhận, vẫn còn tình trạng DN sau khi nhận đủ hàng nông sản vẫn chưa thanh toán kịp cho nông dân. Một số nông dân đã ký hợp đồng với DN nhưng vẫn bán ra ngoài khi giá cao. Do hạn chế về khả năng tài chính nên cả DN, nông dân đều không sản xuất lớn, hạn chế việc bao tiêu sản phẩm. Ông Phan Quốc Ân, HTX Thúy Hiền (Lào Cai) dẫn chứng: "Biến động giá sản phẩm chăn nuôi từng ngày trong khi hợp đồng giá do các công ty đưa ra cố định. Vì vậy, người nông dân sẵn sàng phá hợp đồng để tiêu thụ sản phẩm ra ngoài”.
 
Ông Trần Thanh Liêm, người từng thành công với quy trình trồng dưa vuông, thỏi vàng ở TP Cần Thơ cho biết: Mọi năm gần Tết các siêu thị săn đón sản phẩm này nhưng  năm nay, đầu mối là các shop, siêu thị đặt mua không nhiều.
 
Cho đến nay, việc thu mua và bao tiêu sản phẩm nông sản của người nông dân vẫn luôn trong cảnh phập phù. Lúc được mùa mất giá, lúc được giá thì mất mùa.
 
Khi được hỏi về tình trạng thu mua nông sản tại các siêu thị, phần lớn lãnh đạo các siêu thị đều trả lời rằng: vẫn cần nguồn cung, nhưng điều kiện đi kèm phải có thương hiệu rõ ràng. Càng thương hiệu lớn càng được ưu tiên. Các chuyên gia cũng khẳng định: không ít mô hình bao tiêu sản xuất liên kết phân phối sản phẩm đã được ra đời. Nhưng cũng chỉ có số ít trong đó thành công.
 
Thiếu thương hiệu – thiếu át chủ bài
 
Đi tìm nguyên nhân, đại diện Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trả lời Đại Đoàn Kết: "Vì thiếu hai chữ thương hiệu”. Nông sản chưa được đầu tư  đúng mức để xây dựng những thương hiệu mạnh, nên khó cạnh tranh được trên thị trường. Việc tích cực sản xuất cũng chưa đủ để cho người nông dân có lợi nhuận ổn định. Theo nghĩa đó, người nông dân mãi chỉ là sản xuất, chứ chưa làm chủ sản phẩm chính sản phẩm của mình. Ông Nguyễn Huy Cường giám đốc Siêu thị Vinatex Cần Thơ cũng chia sẻ: Sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vẫn chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ là  thương hiệu.
 
Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, chỉ có 15% là của Việt Nam. Hiện nay, khoảng 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký. Còn theo Bộ NN&PTNT, người tiêu dùng trong nước hiện cũng rất coi trọng thương hiệu khi mua nông sản. Kết quả một  khảo sát mới nhất cho biết, 85% số người được hỏi khẳng định chấp nhận trả mức giá cao hơn từ 5% - 10% để mua những mặt hàng có thương hiệu và chất lượng tốt, thậm chí, 50% số người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn 13% để mua sản phẩm có độ tin cậy cao.
 
Rõ ràng ngoài việc tích cực hơn nữa trong tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm có thương hiệu và được chứng nhận an toàn nhằm góp phần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, thì người sản xuất, đặc biệt là nông dân cũng cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, hướng tới một nền nông nghiệp có thương hiệu.
Hồ Hương
http://daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập647
  • Hôm nay83,760
  • Tháng hiện tại819,870
  • Tổng lượt truy cập93,197,534
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây