Học tập đạo đức HCM

Tìm 'át chủ bài' cho nông sản Việt

Thứ tư - 06/06/2018 04:34
Việt Nam có đầy đủ tiềm năng nhưng vì sao chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc nông nghiệp. Nguyên nhân là do nền sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng bấp bênh, giá thành cao, thiếu thương hiệu... Bao năm qua, Việt Nam được xem là nước xuất khẩu nông sản song vẫn vắng bóng trên bản đồ thế giới.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018: Chuyên đề nông nghiệp, ngày 5/6, ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Việt Nam cho rằng Đan Mạch giàu nhờ phát triển nông nghiệp dù họ chỉ có một vài mặt hàng nông sản. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động như Việt Nam, không có lý gì chúng ta không trở thành cường quốc nông nghiệp.

"Tôi tin một ngày nào đó, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc nông nghiệp. Song để hiện thực ước mơ đó, chúng ta cần phải thấy rõ lợi thế của mình, suy nghĩ để làm bài bản và có chiến lược thực hiện", ông Bình nói.

Nhỏ lẻ, thiếu chất "ăn mòn" lợi thế

Nhận định Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, diện tích đất canh tác trù phú trải từ Bắc vào Nam, tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch điều hành cấp cao Central Group (Thái Lan), đánh giá sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay còn nhỏ lẻ, làm theo hộ gia đình, diện tích canh tác còn giới hạn, cánh đồng mẫu lớn chưa phổ biến… kéo giá thành sản phẩm lên cao.

Ông Hải dẫn ra câu chuyện, ở Thái Lan, họ chăn nuôi 500 con gà trở xuống là nhỏ lẻ theo hộ gia đình, trong khi đó Việt Nam nuôi nông hộ chủ yếu 50 con, quy mô kém Thái Lan 10 lần.

Đồng thời, ở Thái Lan hơn 70% hộ có sức nuôi từ 5.000 con gà, Việt Nam có 8 triệu điểm chăn nuôi nhưng quy mô 100 – 1.000 con chỉ chiếm 3%, trên 1.000 con chỉ 0,2%.

"Quy mô và năng suất hiệu quả của các nông trại ở Thái Lan hơn hẳn Việt Nam, các sản phẩm của họ dễ dàng cạnh tranh trên trường quốc tế", ông Hải nói tiếp.

Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá cao về khả năng cung ứng nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là một thách thức, chủ yếu vẫn xuất thô không có thương hiệu thương mại.

Như ngành chè, Việt Nam là 1 trong 5 nước XK chè lớn nhất thế giới nhưng ít ai biết tới Việt Nam, lợi nhuận thu về thấp. Trong những năm gần đây, gạo và tiêu đen phải cạnh tranh với các nhà XK của Campuchia.

"Không xây dựng được thương hiệu, tạo sự khác biệt về sản phẩm, chúng ta sẽ mất dần lợi thế thương mại, XK", đại diện Central Group (Thái Lan) cảnh báo.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, "át chủ bài" của ngành nông nghiệp Việt Nam là chuẩn chất và giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, hai năm đi sát với HTX, nông dân và DN, hỗ trợ họ phát triển thị trường, bà Hạnh phát hiện ra thực tế rất sốc là nông dân và DN ít quan tâm tới tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn quốc tế.

"Nhiều ngày tôi tự hỏi vì sao. Cuối cùng tôi hiểu rằng nguyên nhân là vì XK nông sản thô, bán tiểu ngạch nên ít khi bị xét giấy tờ. Ngay cả An Giang vốn là một nơi nổi tiếng nề nếp, người nông dân làm ăn lớn. Nhưng khi tôi hỏi những DN tại đây câu hỏi "tiêu chuẩn của các anh là gì", họ cho biết không có tiêu chuẩn nào cả. "Họ nhấn mạnh, chúng tôi thật thà lắm, chị phải tin tôi chứ", bà Hạnh nói.

Chính vì vậy, nông sản luôn gặp phải tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa hoặc mất mùa và mất luôn giá, thường xuyên phải giải cứu.

che-viet-nam-JPG-3054-1528212308.jpg

Việt Nam là 1 trong 5 nước XK chè lớn nhất thế giới nhưng lợi nhuận thu về thấp, ít ai biết tới ngành chè Việt Nam

Sản xuất cái thị trường cần

Trước thực trạng trên, ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lina Network, cho rằng ngành nông nghiệp cần phải tìm hiểu xem thị trường cần gì. Tôi cho rằng thị trường cần phải có sản phẩm minh bạch và an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc mọi lúc mọi nơi.

Theo ông Đàm Quang Thắng, Tổng Giám đốc công ty TNHH Agricare, muốn phát triển ngành nông nghiệp, đầu tiên chúng ta phải thay đổi tập quán sản xuất. Hiện nay, tư duy bà con vẫn làm theo kiểu tôi có gì tôi bán chứ không phải theo thị trường cần cái gì tôi mới làm. Chúng ta phải xác định sản phẩm sản xuất cho ai, bán cái gì, ở đâu.

Từng là một thương lái có kinh nghiệm lâu năm, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty Bagico, cho biết thương lái Trung Quốc vào đến tận vùng sâu, vùng xa, đến bất cứ ngõ hẻm nào của Việt Nam và họ giỏi hơn chúng ta là biết Việt Nam có cái gì ngon nhất, thời điểm nào thu hoạch.

Trong khi đó, nông sản Việt Nam muốn bán hàng cần phải đi ra chợ và một trong những cái chợ lớn nhất trên thế giới hiện nay chính là Trung Quốc nhưng Việt Nam không có gian hàng ở đó, chúng ta chỉ ngồi nhà chờ họ đến mua.

"Nông sản Việt Nam đang như một cô gái quê danh giá chỉ chờ chàng trai tới nhà tán tỉnh và nói hãy mua tôi đi. Đây là điều chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ lại thay vì nghĩ tới những thứ cao sang", bà Thực nêu thực tế.

Theo các chuyên gia, khâu quan trọng nhất của ngành nông nghiệp hiện nay chính là thông tin thị trường nhưng cả Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đều không có một cơ quan chuyên trách về lĩnh vực này. Thời gian tới, Nhà nước cần phải đứng ra thành lập một cơ quan như vậy.

Hơn nữa, nông dân nhỏ không thể qua một đêm biến thành nông dân lớn mà phải xây dựng, kết nối người nông dân tham gia các HTX, đó là yếu tố giúp cho Hàn Quốc, Israel phát triển nền nông nghiệp.

Cho rằng những giải pháp hiện nay của ngành nông nghiệp vẫn mang tính chất "giật gấu vá vai", ông Trương Gia Bình hiến kế: muốn ngành nông nghiệp phát triển, cần phải có thông tin đầy đủ, phải có vai trò của "đại gia" nông nghiệp để điều tiết, phải có hệ thống thương lái quốc gia cũng như hạ tầng chế biến.

Nông nghiệp không thể bị cắt rời khỏi công nghiệp, nếu không có nhà máy chế biến sẽ còn tiếp tục giải cứu quanh năm. Nông nghiệp cần mạng lưới hạ tầng vận tải còn hơn công nghiệp, nhất là hàng nông sản tươi sống, đòi hỏi vận chuyển nhanh nếu không sẽ hư hỏng.

Trong khi đó, bà Vũ Kim Hạnh cho biết: Vừa qua, Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao có tham gia một hội chợ tại Thái Lan, chúng tôi đưa 4 thương hiệu gạo hữu cơ sang trưng bày trên những chiếc thuyền thúng rất bắt mắt, nhiều người tới hỏi thăm, tuy nhiên có người nói với tôi là Việt Nam trưng bày nhưng không XK được vì vướng Nghị định 109 về XK gạo. Những quy định hạn chế các DN tham gia thị trường như yêu cầu công ty phải có kho 5.000 tấn, nhà máy xay xát có công suất hơn 10 nghìn tấn một giờ.

"Thái Lan rất cám ơn Việt Nam vì chúng ta không cho DN xuất khẩu gạo hữu cơ. Điều này đặt ra vấn đề là các cơ quan quản lý cần phải nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc đang cản trở sự phát triển của ngành nông nghiệp hiện nay", bà Hạnh chia sẻ.

Lê Thúy/http://thoibaokinhdoanh.vn/

Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty Bagico

Việt Nam mới chỉ làm tốt ở khâu nguyên liệu và nếu muốn dẫn dắt thị trường, người Việt cần dẫn dắt cả khâu chế biến và phân phối. Điển hình như Trung Quốc – thị trường lớn về tiêu dùng, họ biết cách chế biến và xuất đi khắp các nước và họ sẵn sàng đầu tư. Trong khi đó, Việt Nam quan tâm cung ứng, sản xuất thì bỏ lỡ các khâu khác.

Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với các thách thức như bất cập trong quản lý vật tư đầu vào, thiếu thông tin thị trường. Việt Nam phải lấy thị trường làm mục tiêu, tiêu chuẩn thị trường làm thước đo đáp ứng yêu cầu trong nước. Đồng thời, nếu chúng ta chỉ sản xuất ra nhưng không chế biến thì không thể tiêu thụ tốt.

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Sau 40 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo hướng phát huy lợi thế của từng địa phương, vùng miền, gắn theo thị trường từng khu vực, tuy nhiên nhiều quá trình còn chậm và còn nhiều hạn chế cần phải tháo gỡ. Vì vậy, chúng ta cần có hành động quyết liệt và giải pháp cho quá trình phát triển lâu dài chứ không thể một đến hai năm.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,709
  • Tổng lượt truy cập85,137,745
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây