Học tập đạo đức HCM

Trang bị thêm “áo giáp” để nông dân khởi nghiệp: Đường thành tỷ phú

Thứ hai - 18/09/2017 22:15
Nông dân khởi nghiệp được ví như những “chiến binh” phải có “áo giáp”: gồm hiểu biết về pháp luật, khoa học công nghệ..., cộng với việc phải tập trung vào những sản phẩm đặc hữu, thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ sang liên kết lớn, chú trọng giá trị gia tăng, áp dụng khoa học công nghệ.

Đó là những vấn đề nóng hổi được các diễn giả, chuyên gia đúc kết tại Hội nghị “Tọa đàm các giải pháp giúp nông dân khởi nghiệp” diễn ra tại Hà Nội ngày 18.9, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp Bộ KHCN, các đơn vị liên quan tổ chức, với sự đồng hành của Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau.

Nhiều khó khăn khi khởi nghiệp

Theo Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn, trong bối cảnh nước nhà hội nhập sâu rộng như hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân Việt Nam đang có những thời cơ, thuận lợi và thách thức, trong đó thách thức nhiều hơn thuận lợi. Đó là thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, biến động của thị trường…

“Khởi nghiệp đã khó nhưng khởi nghiệp trong nông nghiệp còn khó hơn. Vì đây là lĩnh vực đầy rủi ro cần đầu tư lâu dài. Nông dân muốn khởi nghiệp phải được hỗ trợ đầy đủ 5 yếu tố về đất đai, vốn, nguồn nhân lực, ứng dụng KHCN cao, cơ sở hạ tầng đi kèm. Những điều kiện này nông dân không thể làm được một mình mà cần sự đồng hành của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành và cả hệ thống chính trị vào cuộc” – ông Môn cho hay.

 trang bi them “ao giap” de nong dan khoi nghiep: duong thanh ty phu hinh anh 1

 Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn chúc mừng các chủ mô hình khởi nghiệp xuất sắc tại hội nghị.
ảnh: Trần Quang

Ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ KHCN cũng nhìn nhận, nông dân hiện nay chịu rất nhiều thiệt thòi. “Với trái thanh long, Việt Nam xuất khẩu chỉ với giá 400USD/tấn, nhưng khi qua Trung Quốc, sau khi được chiếu xạ, khử trùng, xuất sang nước khác lại có giá trị lên tới 3.500USD/tấn loại 1, loại 2 là 2.500USD, loại 3 là 1.500USD và loại 4 được họ để dùng trong nước. Toàn bộ giá trị gia tăng đều bị thương lái Trung Quốc hưởng hết. Trong khi người nông dân chúng ta chịu rất nhiều rủi ro mới sản xuất ra được sản phẩm” – ông Tùng ví dụ.

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nước ta là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu tiêu và cà phê nhưng không có nhiều nước biết đến sản phẩm tiêu, cà phê của Việt Nam. Mặc dù cà phê là cây trồng chủ lực đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu trên dưới 3 tỷ USD mỗi năm, nhưng chúng ta chỉ thu được vài % lợi nhuận, còn lại nước ngoài hưởng hết. Bên cạnh nguyên nhân do cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô, tỷ lệ sản phẩm chế biến thấp, còn vì mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến vẫn lỏng lẻo, chưa thực sự gắn kết thành chuỗi.

Khởi nghiệp từ thị trường ngách

Tại hội nghị “Tọa đàm các giải pháp giúp nông dân khởi nghiệp” đã vinh danh, trao thưởng 10 mô hình khởi nghiệp xuất sắc và 10 mô hình khởi nghiệp tiêu biểu. Đây là những mô hình khởi nghiệp được Ban chuyên gia đánh giá, chọn lọc từ 43 hồ sơ phù hợp với thể lệ của chương trình phát động khảo sát, lựa chọn, giới thiệu và đề cử từ Hội ND các tỉnh, thành phố. 43 hồ sơ phù hợp với thể lệ của chương trình được Ban Tổ chức lựa chọn từ 90 hồ sơ đề cử tiêu biểu của Hội ND 51/63 tỉnh thành phố gửi tham dự.

Theo các chuyên gia, để khởi nghiệp thành công, doanh nghiệp nông nghiệp cần phải đi lên từ những sản phẩm hoặc mang tính công nghệ cao, hoặc là những sản phẩm đặc sản, mang tính vùng miền chủ lực.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho hay: Các quy hoạch nông nghiệp sau nhiều hiệu chuẩn, đã dần thay đổi theo cơ chế thị trường và đi vào một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực để đầu tư. Nhưng phải làm sao kéo được các doanh nghiệp đầu đàn để dẫn dắt các chuỗi giá trị với các sản phẩm lớn mang giá trị tỷ đô như cây tiêu, cà phê. Đối với các sản phẩm cấp địa phương, đặc sản vùng miền, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể tập trung phát triển được. Bởi lẽ những sản phẩm này nhỏ nhưng lại có thị trường “bao la” để chinh phục.

Dẫn chứng điều này, anh Đào Huy Cường (Lai Châu)  -người đang khởi nghiệp với mô hình nấm đông trùng hạ thảo cho hay: “Tôi bắt đầu nuôi đông trùng hạ thảo từ tháng 7.2015 tới nay bằng cách cấy đông trùng hạ thảo trên con sâu chít. Hiện, giá bán con tươi là 100.000 đồng/con nhưng cũng không có mà bán. Mô hình nuôi nấm này chưa từng được thực hiện ở địa phương. Ngoài sản xuất nấm đông trùng hạ thảo dạng tươi và khô, tôi đang nghiên cứu kết hợp nấm này với rượu để thành một loại thuốc bổ và quý. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng tôi đang gặp phải là kinh phí đầu tư lớn”.

Cũng với sản phẩm quế, nhưng anh Triệu Phúc Lý (Lào Cai) lại chọn hướng sản xuất bằng cách gia tăng giá trị qua sản phẩm tinh dầu làm từ quế hữu cơ. Sản phẩm của anh được tiêu thụ rộng rãi và xuất khẩu sang Ấn Độ. “Nếu chỉ bán quế thô thì ở đâu cũng làm được. Giá trị thu được rất thấp, nhưng nếu gia công thêm khâu chế biến thì sản phẩm làm ra bao nhiêu đều được bao tiêu hết đến đó. Quan trọng nhất vẫn là lựa chọn sản phẩm và đầu tư công nghệ vào đó để gia tăng giá trị sản phẩm” – anh Lý chia sẻ.

Ông Hoàng Trọng Thuỷ - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nông Thôn Mới nhận định, đa số những mô hình khởi nghiệp thành công khác nhau ở đẳng cấp sản phẩm. “Rõ ràng các mô hình thành công như đông trùng hạ thảo, nuôi vịt trời, cấy ngọc trai khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm làm giàu. Vì câu chuyện thị trường là sống còn của sản phẩm. Khi đã đưa ra sản phẩm, thị trường như vậy cần có vai trò của KHCN. Chính nông dân là những người làm chủ cuộc chơi đó. Sau đó gắn nó vào  chuỗi mới có thể thành công được” – ông Thuỷ cho hay.

Ông Trần Xuân Đích – Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường (Bộ KHCN) đánh giá, địa phương nào có sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, thì giá trị hàng hoá đó được nâng cao. Một khi đã có nhiều sản phẩm địa phương, khi xác định được chủ lực thì vai trò của KHCN phải cao hơn nữa và tạo nó thành sản phẩm hàng hoá, tiếp cận thị trường. Áp dụng KHCN từ thấp đến cao, tuỳ theo mức độ của mình. Nếu làm được như vậy, cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp rất là đa dạng và tiềm năng. /.

Theo: Lê San - Thu Hà/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay94,209
  • Tháng hiện tại830,319
  • Tổng lượt truy cập93,207,983
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây