Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú nông dân ở Hà Nam không còn hiếm

Thứ bảy - 20/12/2014 01:05
Đứng trước những thách thức của ngành chăn nuôi từ bế tắc đầu ra, giá cả thức ăn tăng cao tới dịch bệnh… Hà Nam đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm liên kết bốn nhà và bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên song song với đó cũng là vô vàn khó khăn thách thức mà Hà Nam phải vượt qua.

Giàu vì nuôi lợn

Ngọc Lũ được xem là thủ phủ nuôi lợn của tỉnh Hà Nam và là nơi cung cấp lợn thịt cho nhiều tỉnh thành phía Bắc. Tuy nhiên, do không có sự liên kết trong chăn nuôi cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm nên việc chăn nuôi lợn của người dân vô cùng bấp bênh, lúc được, lúc lỗ. Đứng trước thực tế đó, tháng 4-2013, mô hình liên kết bốn nhà về cung ứng vốn tín dụng và thức ăn cho các hộ chăn nuôi được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) tỉnh Hà Nam triển khai.

Chỉ sau hơn một năm triển khai thực hiện, đến nay đã có 61 xã tham gia thực hiện mô hình, các doanh nghiệp (DN) đã cung cấp hơn 11 nghìn tấn thức ăn chăn nuôi các loại cho 982 hộ chăn nuôi, liên kết thành 90 nhóm sở thích để tham gia.

Điều đáng ghi nhận là khi tham gia liên kết, người chăn nuôi được hưởng lợi khá lớn như giá mua thức ăn chăn nuôi giảm trung bình từ 12 nghìn đến 15 nghìn đồng/bao cám 25kg. Như vậy, bình quân chi phí thức ăn cho một con lợn thịt giảm từ 120 nghìn đến 150 nghìn đồng so với mua thức ăn ở đại lý.

Mô hình liên kết chăn nuôi giúp nông dân Hà Nam tiết kiệm được từ 12 đến 15 nghìn/bao cám 25 kg.

Là người tham gia mô hình ngay từ những ngày đầu tiên, ông Phạm Văn Vượng, đội 1, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, vui mừng cho biết “Từ đời ông, cha tôi đều nuôi lợn nhưng chỉ đến đời tôi mới giàu nhờ nuôi lợn. Hiện trang trại của tôi có 70 lợn nái, trung bình mỗi năm riêng tiền bán lợn thịt, trừ chi phí cũng lãi từ 200 - 300 triệu đồng, chưa kể bán lợn giống”.

Theo ông Vượng, để có thể sở hữu được trang trại này tất cả đều nhờ tham gia vào mô hình liên kết. “Khi trở thành thành viên của mô hình, tôi được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục khá nhanh gọn (chỉ sau hai ngày hoàn thiện thủ tục là được nhận tiền). Đặc biệt khi trở thành thành viên, tôi có thêm nhiều kiến thức về phối giống, kỹ thuật vệ sinh chuồng trại, tiêm chủng, hạn chế được những rủi ro trong chăn nuôi”, ông Vượng nói.

Cạnh xóm nhà ông Vượng là gia đình ông Trần Đăng Trường, đội 2 xã Ngọc Lũ từ chỗ là hộ nghèo, nay đã trở thành hộ khá của xã.

Ông Trường chia sẻ “Ngọc Lũ là vùng đất trũng không phù hợp trồng trọt, ngoài hai vụ lúa cho năng suất thấp, người dân không trồng được các cây hoa màu vụ Đông nên cuộc sống rất khó khăn, nông dân xoay ra làm đủ nghề. Chính bởi thế, tôi và người dân Ngọc Lũ chẳng bao giờ dám mơ có cuộc sống nhà ba tầng, tiện nghi đầy đủ, đường trải nhựa tới từng ngõ. Thế nhưng, chỉ sau gần hai năm triển khai mô hình với sự hỗ trợ vốn, lồng ghép vào chương trình xây dựng nông thôn mới cuộc sống người dân Ngọc Lũ đã thay đổi hoàn toàn. Giờ tỉ phú nông dân với Ngọc Lũ không còn là chuyện hiếm”.

Đồng thời theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam, mô hình liên kết đã giúp tháo gỡ hai việc khó khăn nhất cho người chăn nuôi là thiếu vốn sản xuất và chi phí thức ăn tăng cao. Ngoài ra, người chăn nuôi được vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng chuồng trại, mua con giống. Đặc biệt, với sự hình thành các nhóm sở thích, người chăn nuôi sẽ được mua thức ăn chăn nuôi trực tiếp với nhà sản xuất không phải thông qua hệ thống đại lý. Điều này góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

"Tham gia mô hình không chỉ người dân được hưởng lợi mà các doanh nghiệp tham gia mô hình cũng có lợi, bởi đầu ra tương đối ổn định, đây là điều không dễ bởi hiện nay sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp thức ăn khá khốc liệt”, ông Hùng nói.

Mô hình liên kết bốn nhà cần được nhân rộng

Song song với đó có thể thấy từ những hiệu quả tích cực về cung ứng vốn tín dụng và thức ăn chăn nuôi cho các hộ dân, ngành NN&PTNT tỉnh Hà Nam đã nhân rộng mô hình liên kết bốn nhà (Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp và nông dân). Tuy nhiên, để phát triển bền vững, bảo đảm môi trường và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi còn nhiều việc phải làm ở phía trước.

Phát triển mô hình liên kết trong chăn nuôi vẫn còn nhiều thách thức,

Ông Hùng không giấu khỏi lo lắng, cho biết: “Dù đạt được thành công nhưng đây là phương thức mới nên người dân vẫn nghi ngại tính hiệu quả, trong khi đa số các địa phương chăn nuôi, có hệ thống thức ăn từ trước. Khi có chương trình này vào, các đại lý này ra sức phá. Chưa kể tới việc ngày xưa các DN cung ứng thức ăn cho đại lý đỡ vất và lợi nhuận cao hơn. Vì vậy mà nhiều DN cũng chưa mặn mà với chương trình liên kết bốn nhà”.

Bằng chứng là trên địa bàn tỉnh Hà Nam, hiện có 11 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, song đến nay mới có bốn nhà máy tham gia chương trình này. Phần vì phương thức cung ứng truyền thống từ trước của các DN là thông qua đại lý của các địa phương, phần vì thực hiện chương trình này, các nhà máy sẽ phải cung ứng tới từng nhóm hộ tại địa phương nên nhiều DN e ngại, do không có đủ nguồn lực, cũng như các DN FDI đã có nguyên tắc cung ứng thức ăn nhất định nên không muốn thay đổi.

Hơn nữa, ông Lê Văn Ngoan, Trưởng phòng đại diện thương mại của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Hoàn Dương – DN đang tham gia mô hình này, chia sẻ: “Bước đầu tham gia vào chương trình này khá vất vả, vì trước đây kênh phân phối phục vụ cho đại lý nhàn, còn giờ đây DN phải có xe tải để vận chuyển thức ăn chăn nuôi về cho bà con. Vì vậy, DN gặp rất nhiều bỡ ngỡ, thậm chí việc chúng tôi tham gia còn mất rất nhiều đại lý vốn thân quen từ cũ và phải chờ thời gian sau khi có được lòng tin của bà con mới có lợi nhuận”.

Cùng với đó, hiện nay thị trường tiêu thụ thịt lợn đang ổn định, tuy nhiên khi số lượng người nuôi tăng, tổng đàn gia súc phát triển, việc ép giá mua rẻ là không tránh khỏi.

Bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm, vấn đề môi trường cũng cần được quan tâm. Hiện các hộ chăn nuôi chưa có hệ thống xử lý chất thải, những nơi không sử dụng được tấm đệm sinh học (do vùng trũng) thì ô nhiễm môi trường càng cao. Việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng là mong muốn của các hộ dân nhằm phát triển chăn nuôi bền vững. Những vấn đề này không chỉ đặt ra trong việc triển khai mô hình liên kết bốn nhà, mà sâu xa hơn là xây dựng một nông thôn mới bền vững ở Hà Nam.

Ngoài ra, việc tạo điều kiện để người chăn nuôi có thể vay vốn lớn cũng là một trong những “đòn bẩy” phát triển chăn nuôi nông hộ. “Hiện nay vốn dành cho người chăn nuôi chỉ giới hạn khoảng 100 triệu đồng, không bõ bèn gì để phát triển. Cũng như các nhà máy cung ứng thức ăn chăn nuôi có thể cho chúng tôi nợ tiền thức ăn để lấy vốn quay vòng thì quá tốt”, ông trường bày tỏ nguyện vọng.

Như vậy, dù vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết nhưng mô hình liên kết bốn nhà ở Hà Nam được xem "bệ đỡ” khá tốt đối với những người chăn nuôi hộ gia đình. Vì sự liên kết bốn nhà đã cơ bản giải quyết được vấn đề cung ứng vốn tín dụng, kết nối được hộ chăn nuôi và nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi.

Theo: vietlinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm474
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,121
  • Tổng lượt truy cập92,015,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây