Học tập đạo đức HCM

VAI TRÒ CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thứ ba - 03/03/2015 02:34
Để thực hiện hiệu quả 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí số 13 về đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tại các huyện, thị xã thì việc tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, là một trong những giải pháp quan trọng.

 
Toàn thành phố hiện có 937/985 HTX nông nghiệp ở 401 xã làm nông thôn mới trong đó có 796 hợp tác xã được chuyển đổi từ hợp tác xã cũ và 97 hợp tác xã thành lập mới. Trong tổng số 937 hợp tác xã nông nghiệp có 895 HTX tổng hợp, 11 HTX chăn nuôi, 6 HTX thuỷ sản, 24 HTX chuyên rau, 1 HTX cây ăn quả.
Thực hiện các chương trình đề án xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị xã, các xã; các HTX nông nghiệp đã tích cực tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nét nổi bật là tham gia vào Quy hoạch phát triển sản xuất, Quy hoạch thủy lợi, giao thông nội đồng, phương án Dồn điền đổi thửa…; tổ chức đại hội xã viên thông qua điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh và tổ chức hoạt động theo đúng Luật HTX. Cùng với công tác củng cố tổ chức hoạt động HTX theo Luật, các HTX đã phối hợp với UBND các xã điểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các hộ xã viên thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương như 100% hộ xã viên ở những xã xây dựng vùng sản xuất đều tham gia thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch, đưa cơ giới hoá vào sản xuất theo hướng thâm canh chuyên canh cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tiêu chí số 1 về quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và tiêu chí số 13 về phát triển các hình thức sản xuất…tiêu biểu như HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Phương (huyện Ba Vì) đã sớm thực hiện giao ruộng tới từng hộ gia đình sau dồn điền đổi thửa, hiện đang chỉ đạo các hộ gia đình tổ chức sản xuất trên diện tích ruộng được giao sau dồn điền đổi thửa; bên cạnh đó nhiều HTX đã vận động các hộ xã viên tham gia đóng góp vào chương trình bằng ngày công lao động, đất đai của gia đình, kinh phí làm đường giao thông nông thôn, giao thông thuỷ lợi nội đồng phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở thực hiện hiệu quả tiêu chí số 2 và số 3 về phát triển giao thông và thuỷ lợi ....tiêu biểu như HTX Phùng Xá, đã vận động được 30 hộ hiến 1.200m2 đất nông nghiệp, hàng trăm hộ hiến đất hoa màu để làm nông thôn mới; nhiều HTX đã phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa, chủ động xây dựng phương án, quy hoạch lại đồng ruộng, tổ chức đào đắp các tuyến giao thông nội đồng, đóng góp kinh phí cho công tác dồn điền đổi thửa tiêu biểu như HTX Phú Phương đã chi phí trên 120 triệu đồng cho làm đường, mương nội đồng… đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Các HTX cũng đã mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ sản xuất: đẩy mạnh cung ứng giống, vật tư, các biện pháp kỹ thuật cho các hộ sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao như sản xuất hoa, rau quả an toàn, chăn nuôi, thuỷ sản…. đặc biệt trong dịch vụ cung ứng trước giống, vật tư, tổ chức làm đất, thủy lợi ….đã giúp cho các hộ sản xuất theo cơ cấu mùa vụ và nhờ cung ứng giống đảm bảo chất lượng, phù hợp với cơ cấu tại địa phương nên năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên đáng kể, số hộ làm dịch vụ của HTX tăng lên, doanh thu của HTX tăng trên 1 tỷ đồng hàng năm….tiêu biểu như HTX nông nghiệp Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ; HTX nông nghiệp An Mỹ, huyện Mỹ Đức…
Cùng với việc mở rộng dịch vụ, nhiều HTX đã đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ sản xuất những cây trồng vật nuôi cho năng suất chất lượng cao như hoa, lợn ngoại, cá chất lượng, rau quả an toàn…đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương, trang bị thêm máy móc cho sơ chế và cơ giới hoá đồng ruộng .. nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ cho các hộ xã viên phát triển sản xuất như các HTX Đại Thắng huyện Phú Xuyên; HTX Mai Đình, huyện Sóc Sơn đầu tư mua máy làm đất, máy cấy…làm dịch vụ cho các hộ xã viên sản xuất lúa hàng hoá, đậu tương giống cho vụ sau… bên cạnh đó nhiều HTX sản xuất rau an toàn; thuỷ sản, khoai lang, bò sữa đã tổ chức tốt dịch vụ thu mua, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu biểu như HTX bò sữa Vân Hà; HTX Đồng Thái huyện Ba Vì tổ chức tiêu thụ sản phẩm sữa, khoai lang giúp các hộ sản xuất ổn định, không bị tư thương ép giá; HTX nông nghiệp Duyên Hà, huyện Thanh trì; HTX Đông Dư huyện Gia Lâm đã tổ chức thu gom rau của các hộ cung cấp cho 2 bếp ăn lớn là công ty Đức Giang và công ty Thạch Bàn trên 0,4 tấn rau/ngày; ngoài ra HTX còn liên kết với các đại lý ở các chợ bán sản phẩm chế biến, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại chợ Gia Lâm nhằm quảng bá và bán sản phẩm rau an toàn … đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và lao động nông nghiệp.
Nhờ đáp ứng được yêu cầu thực tế mà hoạt động dịch vụ của HTX ngày càng mạnh lên, doanh thu hàng năm của các HTX đạt trên 2,5 tỷ đồng, lãi trên 100 triệu đồng; đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ổn định đời sống cho bà con xã viên và nông dân.
Bên cạnh đó các HTX còn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân: tổ chức cho các hộ xã viên thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển sản xuất của địa phương cũng như của Thành phố như các dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế vườn ao chuồng, chuyển đổi trồng cây ăn quả, trồng hoa, sản xuất giống cây con và các chương trình sản xuất rau an toàn, lúa hàng hoá chất lượng…đã góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô sản xuất theo vùng, tăng năng suất, giá trị sản phẩm, tăng doanh thu cho HTX….tiêu biểu như HTX nông nghiệp Song Phượng, huyện Đan Phượng đã quy hoạch 15 ha cho các hộ trồng hoa cho thu nhập cao từ 2-3 tỷ đồng/ha; HTX NN Đan Phượng, huyện Đan Phượng đã tổ chức cho các hộ thực hiện dự án sản xuất rau an toàn, có quy mô diện tích 5 ha với tổng kinh phí trên 13 tỷ đồng; dự án đã tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người lao động, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường... doanh thu của hợp tác xã đạt trên 4 tỷ đồng hàng năm.   
Nhiều HTX đã tổ chức cho các hộ xã viên ứng dụng công nghệ sản xuất mới về nhà lưới, thực hiện dồn điền đổi thửa làm các dự án xây dựng nông thôn mới, tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, doanh thu HTX tăng, nâng cao đời sống xã viên như: Hợp tác sản xuất hoa cây cảnh xã Thuỵ Hương, huyện Chương Mỹ đã tổ chức cho các hộ xã viên góp vốn tham gia sản xuất hoa theo công nghệ nhà lưới, hàng năm cho thu lãi 1 tỷ đồng/lứa hoa; HTX nông nghiệp Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ đã tổ chức cho các hộ xã viên thực hiện các dự án sản xuất lúa chất lượng cao trên quy mô 100 ha, dự án nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi xa khu dân cư quy mô 30 ha trên địa bàn xã.
Bên cạnh đó một số HTX đã đẩy mạnh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống, công nghệ mới vào sản xuất theo quy mô tập trung, cho sản lượng hàng hóa lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như: Bên cạnh đó một số HTX đã đẩy mạnh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống, công nghệ mới vào sản xuất theo quy mô tập trung, cho sản lượng hàng hóa lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như: HTX nông nghiệp Đại Thắng, huyện Phú Xuyên đã liên kết với Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng áp dụng công nghệ mạ khay và cấy bằng máy cho trên 350 mẫu, góp phần tăng năng suất lúa chất lượng của HTX từ 0,8-1,2 tạ/ha; HTX nông nghiệp An Mỹ huyện Mỹ Đức liên kết với Công ty Giống cây trồng Trung ương quy hoạch vùng sản xuất giống lúa theo quy mô tập trung trên 50 ha, đạt doanh thu gần 1,8 tỷ, lãi trên 120 triệu đồng.
Cùng với việc mở rộng liên kết sản xuất, các HTX đã quan tâm đầu tư chế biến nông sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết đầu ra sản phẩm cho các hộ… đã góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên tiêu biểu như HTX nông nghiệp Đông Dư, huyện Gia Lâm đã mạnh dạn đầu tư thêm công nghệ chế biến rau quả đóng gói, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 15 tấn cà pháo, gấc, cải bẹ, kiệu đóng gói; đạt doanh thu trên 580 triệu đồng; HTX nông nghiệp Văn Đức huyện Gia Lâm đã quy hoạch 50 ha sản xuất rau an toàn và liên kết với Công ty TNHH Hương Cảnh xây dựng xưởng sơ chế rau tại chỗ; tuy sản lượng sản còn thấp nhưng đạt yêu cầu chất lượng, đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Như vậy có thể nói trong xây dựng nông thôn mới, HTX có vai trò rất quan trọng, thể hiện ở việc thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ đã tạo điều kiện chohộ xã viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; phối hợp tích cực với chính quyền địa phương triển khai thực hiện công tác quy hoạch, phân vùng sản xuất, thực hiện dồn điền, đổi thửa, đầu tư sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao, mở rộng liên kết sản xuất gắn với phát triển các cơ sở chế biến, bảo quản nâng cao giá trị nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm như; sản xuất lúa hàng hóa, sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh và kinh doanh dịch vụ tổng hợp,… đem lại thu nhập cao cho xã viên; góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Với những kết quả đạt được, để giữ vững vai trò nòng cốt của HTX trong xây dựng NTM, trong thời gian tới cần:Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến luật HTX, các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, xã viên nâng cao nhận thức về HTX kiểu mới, thấy rõ được vai trò nhiệm vụ trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình HTX thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới để nhân rộng; vận động, hỗ trợ khuyến khích thành lập các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật ; Củng cố phát triển HTX tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012, khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã quy mô thôn, liên thôn hoạt động kém hiệu quả thành các HTX quy mô xã ; Khuyến khích HTX mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ kinh doanh nhất là các dịch vụ đầu ra, khuyến khích phát triển sản xuất như: cơ giới hoá đồng ruộng, dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm, sản xuất giống cây trồng vật nuôi ….; Tiếp tục đào tạo, bồ dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ HTX ; Tham mưu đề xuất ban hành các chế độ chính sách có tính khả thi với HTX để tổ chức thực hiện hiệu quả đặc biệt các chính sách khuyến khích HTX phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới như: Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản nông sản, thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các HTX đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái, sản phẩm nông nghiệp sạch nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản chế biến, công nghệ thông tin, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Giao cho các HTX có năng lực, đủ điều kiện tham gia thực hiện các dự án, đề án tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới ; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình về phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, tập trung tháo gỡ khó khăn cho HTX, chỉ đạo hướng dẫn việc củng cố phát triển HTX hoạt động theo Luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo môi trường thuận lợi cho HTX phát triển bền vững, thực hiện hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.
Theo: sonnptnt.hanoi.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay26,042
  • Tháng hiện tại938,588
  • Tổng lượt truy cập93,316,252
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây