Học tập đạo đức HCM

Vân Đồn: Nhiều dự án, mô hình hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất

Thứ năm - 11/04/2013 20:50
Trên chặng đường 2 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) dù còn nhiều khó khăn nhưng với cách làm sáng tạo, hiệu quả, huyện đảo Vân Đồn đã thực sự thay da, đổi sắc khiến những người đi xa đã lâu nay có dịp trở lại không khỏi ngỡ ngàng.

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo, diện tích đất canh tác bị chia cắt phân tán, manh mún theo địa hình, dân cư không tập trung, sản xuất còn lạc hậu do đó những năm trước đây đời sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình, huyện đã xác định để thay đổi diện mạo vùng nông thôn, xây dựng NTM vấn đề căn bản đó là cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Chính vì thế, thời gian qua, Vân Đồn rất coi trọng, dành nguồn lực không nhỏ nhằm hỗ trợ, đầu tư phát triển sản xuất. Tính đến nay, huyện đã hỗ trợ thực hiện 40 dự án, mô hình phát triển sản xuất tại các xã trên cơ sở khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, với tổng kinh phí là trên 21 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. (nguồn Internet)
Ảnh minh họa. (nguồn Internet)

Không chỉ dừng lại ở những nguồn lợi sẵn có, trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản tại Vân Đồn đã có những bước phát triển mạnh mẽ, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng qua các năm. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân đưa các giống thuỷ sản mới vào nuôi trồng. Nhiều hộ gia đình đã đưa các giống nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, hàu, ốc nhảy, ốc đẻ đen, ốc hương, ngao hoa... vào nuôi trồng. Với những ưu điểm dễ nuôi, vốn đầu tư ít, giá trị kinh tế cao, nghề nuôi nhuyễn thể trên địa bàn huyện là một nghề phát triển cả về quy mô và diện tích, mang lại nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện, đồng thời góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.

Để tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp các ngành, các địa phương đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại giống mới năng suất chất lượng cao vào thay thế dần các giống cũ của địa phương. Chú trọng triển khai các dự án, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao để không chỉ tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất mà còn nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,53%.

Song song với việc đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố được huyện quan tâm đầu tư hàng đầu, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần hoàn thiện hạ tầng KKT Vân Đồn. Trong 2 năm qua, bên cạnh các dự án đường giao thông liên xã, liên thôn do Nhà nước đầu tư 100% kinh phí, huyện đã vận động nhân dân các xã tham gia hiến đất, mở đường; đóng góp tiền của, ngày công, xi măng... Tính đến nay, toàn huyện đã có 35/72 nhà văn hoá thôn bản đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 48,5%; 18/27 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, chiếm tỷ lệ 66,7%; 11/11 trạm y tế xã đạt chuẩn; trên 70% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh...

Đáng chú ý, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện còn chú trọng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các hồ, đập chứa nước như: hồ Khe Rùa, hồ Vạ Chàm, hồ Ký Vẩy, hồ Đỉ Ba, hồ Cái Xuôi và các công trình kênh mương nội đồng, kè chắn sóng với tổng mức đầu tư trên 53 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Phải khẳng định rằng, huyện đảo Vân Đồn đang dần thay đổi từng ngày. Thế nhưng nhìn nhận từ thực tế khách quan cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, với những thành công bước đầu chắc chắn Vân Đồn sẽ “cán đích” NTM thành công theo đúng kế hoạch vào năm 2015.

Cao Quỳnh
theo baoquang ninh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay37,423
  • Tháng hiện tại163,985
  • Tổng lượt truy cập85,071,021
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây