Học tập đạo đức HCM

Văn Môn nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 28/01/2015 02:19
Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Văn Môn (Yên Phong) có nhiều khởi sắc: Nếu như năm 2011, địa phương chỉ đạt 6 tiêu chí thì đến tháng 1-2015, toàn xã đạt 15/19 tiêu chí.

Ông Nguyễn Đức Phúc, Chủ tịch UBND xã Văn Môn cho biết: “Mặc dù Văn Môn không phải là xã điểm xây dựng NTM nhưng phong trào này đã lan tỏa rộng khắp bởi sự hưởng ứng đồng lòng của tất cả các tầng lớp nhân dân, nhờ biết cách vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những chủ trương, kế hoạch của tỉnh, huyện về xây dựng NTM”.
Từ khi triển khai phong trào, Đảng ủy xây dựng kế hoạch, mục tiêu phấn đấu, tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa về phong trào xây dựng NTM. Nếu như năm 2011, xã Văn Môn chỉ đạt 6 tiêu chí thì đến tháng 1-2015, toàn xã đạt 15/19 tiêu chí. Trong đó xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn được coi là điểm nhấn tạo sự chuyển biến rõ rệt đối với mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 
 
100% đường giao thông nông thôn ở xã Văn Môn được bê tông hóa.
 
Nằm trên Tỉnh lộ 277, Văn Môn là vùng trung chuyển giữa Đông Thọ, thị trấn Chờ (Yên Phong) với các xã Hương Mạc, Phù Khê, Đồng Kỵ (Từ Sơn). Vì thế nó có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong. Năm 2009 về trước, Tỉnh lộ 277 và các tuyến đường liên thôn ở đây xuống cấp trầm trọng, bởi có nhiều xe vận tải trọng tải lớn chạy qua. Nhận thức vai trò đường giao thông là huyết mạch kết nối sự phát triển, vì thế trong công tác vận động nhân dân đóng góp để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã chủ động thực hiện theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, theo tinh thần công khai, minh bạch, phát huy tinh thần tự nguyện và hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong xây dựng. Từ năm 2010 đến nay, xã Văn Môn đã đầu tư gần 50 tỷ đồng cải tạo gần 30 km đường liên xã và đường trục thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế làng nghề truyền thống.
 
 
Theo thống kê của UBND xã Văn Môn:
Tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới từ năm 2011-2014 là 97,913 tỷ đồng, trong đó: Vốn trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM là 21,898 tỷ đồng; Vốn tín dụng là 70,2 tỷ đồng; Vốn huy động từ nhân dân là 5,815 tỷ đồng.
 
 
 
Toàn xã Văn Môn có 321 hộ làm nghề cô đúc nhôm; hơn 100 hộ kinh doanh phế liệu, hơn 600 hộ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 4.000 lao động trong và ngoài địa phương. Hiện xã có 99 Công ty, doanh nghiệp tư nhân, 4 HTX cổ phần. Năm 2014 giá trị sản xuất CN-TTCN dịch vụ đạt hơn 172 tỷ đồng, chiếm 78,6% tổng thu, góp phần nâng tỷ lệ hộ giàu và hộ khá lên 57% (tăng 0,3% so với năm 2013) và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5%.
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đây chủ yếu mang tính tự phát và nằm rải rác trong khu dân cư, gây khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường trở thành mối đe dọa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Đây cũng là tiêu chí khó đạt nhất của địa phương.
Chủ tịch UBND xã Văn Môn Nguyễn Đức Phúc cho biết: “UBND xã đã quy hoạch cụm làng nghề tập trung xa khu dân cư khoảng 25 ha. Ngoài ra, địa phương còn được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá với tổng vốn đầu tư hơn 44 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp tài nguyên môi trường được giao hàng năm và các nguồn vốn khác. Thời gian thực hiện từ 2014-2016. Quy mô đầu tư dự án bao gồm các hạng mục chính như xây dựng hệ thống xử lý nước thải (sản xuất và sinh hoạt) với công suất khoảng 1.800-2.000 m3/ngày đêm, xây dựng bãi tập kết và trung chuyển rác thải sản xuất, sinh hoạt thôn Mẫn Xá với công suất khoảng 30-40 tấn/ngày đêm; lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, bùn thải; lắp đặt thử nghiệm hệ thống xử lý khí thải tại một số hộ làm nghề sản xuất tái chế nhôm trên địa bàn… Đây là cú hích giúp địa phương phát huy và mở rộng làng nghề truyền thống”.
Những kết quả đạt được trong phong trào xây dựng NTM ở Văn Môn là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Điều đáng ghi nhận ở xã Văn Môn là sự đoàn kết, thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền biết “lấy dân làm gốc” đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân và trở thành động lực quyết định bảo đảm cho sự bền vững trong xây dựng NTM.
Theo: baobacninh.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập782
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,467
  • Tổng lượt truy cập93,126,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây