Học tập đạo đức HCM

Vào tổ hợp tác, xã viên giàu lên từng ngày

Thứ tư - 24/02/2016 03:36
Gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, những năm qua, ngành nông nghiệp TP.HCM đã có những bước phát triển đáng kể trong các hình thức liên kết sản xuất để giúp nông dân (ND) làm giàu.

Những “nòng cốt” giúp dân làm giàu

Một trong những “nòng cốt” nhằm góp phần giải quyết việc làm cho ND, xóa nghèo, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp… là hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN).

Nhớ lại thời chưa thành lập HTX, ông Đào Thanh Đức - Phó Chủ nhiệm HTX NN Phước An cho biết, lúc đó đời sống bà con xã viên gặp rất nhiều khó khăn khi sản xuất lúa gặp dịch bệnh vàng lùn, xoắn lá, còn chăn nuôi thì bị dịch cúm H5N1, thời tiết thất thường đe dọa. “Chúng tôi không thể ngồi yên nên đã mạnh dạn thành lập mô hình HTX NN kiểu mới với hy vọng đổi đời cho bà con” - ông Đức thổ lộ.



Xã viên THT Muối – tôm xã Lý Nhơn (Cần Giờ) thu hoạch muối.  Ảnh: T.Đ
 

Tính đến tháng 9.2015, tại 56 xã xây dựng nông thôn mới của TP.HCM đã có có 68 HTX (43 HTX NN, 25 HTX phi NN) và 204 THT (160 THT NN, 44 THT phi NN). 

Sau 10 năm hoạt động, HTX NN Phước An đã trở thành một HTX NN kiểu mẫu của thành phố, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Giờ đây, các thành viên HTX đều trở nên khá giả, xây được nhà cửa khang trang, con cái học hành đến nơi, đến chốn.

Anh Trần Văn Nghĩa – một ND chuyên trồng rau sạch cho HTX NN Phước An cho biết, với 2,7 công đất làm rau sạch, mỗi năm anh thu nhập cả trăm triệu đồng. “Cứ mùa nào tui trồng thức nấy. Tui chỉ trồng nông sản sạch rồi bán cho HTX Phước An cung cấp cho các siêu thị” - anh nói.

Các tổ hợp tác (THT) cũng góp công khá lớn cho việc giải quyết việc làm và xóa nghèo, làm giàu ở nông thôn TP.HCM, trong đó phải kể đến một THT kiểu mẫu là mô hình liên kết nuôi cá trê giống ở ấp Bình Thượng 2 (Thái Mỹ, Củ Chi) do nông dân tự đứng ra thành lập và quản lý, hoạt động khá hiệu quả, với 100 hộ tham gia. Anh Nguyễn Bình Tây - thành viên THT cho biết phương thức hợp tác giữa các hộ với nhau theo kiểu “vần công”. Theo đó, người góp giống, người góp thức ăn, hoặc thi công hồ cá, sang cá giống cho đủ số lượng, chủng loại cung cấp cho khách hàng khi có yêu cầu số lượng lớn… Bình quân, mỗi nhà làm từ 2 - 4 hồ, mỗi tháng thu cả tấn cá giống. “Hầu hết những ai tham gia mô hình đều thành công, xây được nhà, mua được xe” - anh Tây nói.

6 “gói” hỗ trợ liên kết

Để cho ra đời những mô hình HTX, THT kiểu mới, phù hợp với thực tiễn, hiện thành phố có 6 “gói” hỗ trợ cho 5 huyện ngoại thành, gồm: Tuyên truyền hướng dẫn, thành lập HTX, THT; hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các HTX, THT; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao KHKT và hỗ trợ xúc tiến thương mại. Theo đó, từ tháng 1.2011 - 9.2015, thành phố đã xét cho vay 4.628 đề án với 15.806 hộ, tổng số vốn vay hơn 4.000 tỷ đồng. 

Bà Hoàng Thị Mai - Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT TP.HCM cho biết, các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước được xem là đòn bẩy, động lực hỗ trợ cho các HTX, THT trong giai đoạn đầu thành lập. Về lâu dài, HTX, THT phải chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý phải có trình độ, năng lực phù hợp.

Ông Trần Trường Sơn - Phó Chủ tịch Hội ND TP.HCM nhận định, rào cản lớn nhất của các HTH, THT là thiếu vốn đầu tư, mở rộng sản xuất; cán bộ quản lý đa số lớn tuổi, làm theo kinh nghiệm là chính nên thiếu nhạy cảm, linh hoạt để đáp ứng những yêu cầu đa dạng phức tạp của cơ chế thị trường.

Theo Danviet.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,720
  • Tổng lượt truy cập92,575,384
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây