Những ngày cuối năm 2014, chúng tôi tìm đến xã Hùng Tiến (Kim Bôi) thăm trang trại của đại tá Bùi Văn Minh. Quả đồi rộng chừng 5 ha từng trơ trọi, khô cằn là thế nay phủ màu xanh của rừng. Đại tá Minh kể cho chúng nghe về giai đoạn khó khăn. Thời điểm ông bắt đầu có ý tưởng phủ xanh đồi trọc, giúp hồi sinh mảnh đất cằn cỗi. Ngày đó, quê hương ông còn nhiều khó khăn. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế chậm phát triển. Mỗi lần về quê, ông trăn trở, suy nghĩ làm sao để quê hương thay đổi, làm sao để người nông dân có việc làm, có thể làm giàu bằng lao động chân chính. Tiềm năng đất đai, con người là rất lớn. Nhìn những quả đồi bỏ hoang, những cánh rừng úa tàn, ông đau lòng lắm. “Phải biến lợi thế đó phục vụ cho cuộc sống của mình” - ông tự nhủ. Việc đầu tiên là phải thay đổi nhận thức của nhân dân, đưa quy trình khoa học tiên tiến phục vụ sản xuất, thay đổi tư duy trong xây dựng NTM. Thế rồi, ông tự nghiên cứu cây giống, con giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và năng lực con người quê ông. Đầu những năm 2000, ông đứng ra mua lại quả đồi rộng khoảng 5 ha để bắt tay vào cải tạo đất làm trang trại. Đánh giá toàn bộ quy trình từ lựa chọn cây, con giống, chế độ dinh dưỡng, cách ly dịch bệnh đến điều kiện môi trường, khí hậu, ông nhận thấy, cần đổi thay đổi phương thức quản lý, từ nhỏ lẻ sang tập trung, từ thô sơ, thủ công sang áp dụng KH-KT. Ông xuống các thôn, xóm tuyển dụng những người dân đưa đến các cơ sở đào tạo về chăn nuôi, thú y ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Khi đã có kiến thức thực tế, ông đưa họ trở lại làm việc tại trang trại. Anh Bạch Tiến Tình, nhớ lại: “Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi được ông Minh nhận vào làm. Sau khi đào tạo thực tế hơn 2 tháng, tôi được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát từ lựa chọn con giống, thức ăn đến chăm sóc, theo dõi quá trình phát triển của lợn. Đến nay, tôi nắm vững kỹ thuật chăn nuôi lợn và ứng dụng thành thạo nhiều công nghệ mới vào chăn nuôi”. Hàng tháng, đoàn chuyên gia của Công ty TNHH CP Việt Nam (trụ sở tại thị trấn Xuân Mai, Hà Nội) thường kiểm tra, đánh giá hiệu quả chăn nuôi, tư vấn cho cơ sở sản xuất về thức ăn, xây dựng khu chuồng trại, kiểm soát chặt chẽ về dịch bệnh, cách ly, khử trùng dịch bệnh, vệ sinh môi trường... Nhờ đó, việc sản xuất dần ổn định, năng suất, chất lượng từng bước nâng cao. Qua 4 năm hoạt động, cơ sở chăn nuôi của vị đại tá về hưu Bùi Văn Minh ngày càng mở rộng về quy mô và chất lượng. Tỷ lệ lợn thịt xuất ra thị trường năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014 xuất 1.867 con lợn thịt với hơn 174 tấn. Tiền đầu tư trên 8 tỷ đồng, trừ phí, thu về khoảng 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn tạo việc làm cho 12 lao động trên địa bàn với thu nhập hàng tháng từ 4 - 6 triệu đồng/người. Đặc biệt, ông tiếp nhận 2 trường hợp trẻ mô côi từ Trung tâm Bảo trợ xã hội về làm việc tại trang trại. Ngắm nhìn hàng xoan, đại tá Minh phấn khởi cho biết: Nếu thuận lợi khoảng 3 - 5 năm nữa sẽ thu hoạch được. Năm 2015, tôi sẽ mở rộng quy mô sản xuất và tuyển thêm nhiều lao động trên địa bàn. Nỗi niềm của vị đại tá công an trăn trở với xây dựng NTM, làm giàu trên mảnh đất quê hương thật đáng trân trọng biết bao. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã