Học tập đạo đức HCM

Vì sao cái nghèo cứ đeo bám nhà nông?

Chủ nhật - 02/04/2017 04:03
VOV.VN - Nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp của Việt Nam còn nghèo nàn, trình độ không cao, khó áp dụng công nghệ cao...

Nông dân liệu có thoát nghèo?

Hiện mỗi năm lượng gạo hàng hóa buôn bán trên thế giới khoảng 25-30 triệu tấn. Trong đó, Việt Nam đóng góp 6 – 8 triệu tấn, chiếm trên 20% lượng gạo bán buôn trên thế giới. Thành quả này có công sức rất lớn của nông dân Việt, nhưng hiện tại đời sống của họ vẫn chưa được cải thiện là bao.

<a title="Nông dân quanh năm &quot;bán mặt cho đất" mà="" vẫn="" không="" khá="" lên="" được="" (Ảnh="" minh="" họa:="" kt)"="" class="swipebox" data-cke-saved-href="http://images.vov.vn/w600/uploaded/cn1vaqlkniw/2017_04_01/nongdan_wedg.jpg" href="http://images.vov.vn/w600/uploaded/cn1vaqlkniw/2017_04_01/nongdan_wedg.jpg" style="box-sizing: border-box; background: transparent; color: rgb(6, 69, 173); text-decoration-line: none; transition: color 0.1s linear;">vi sao cai ngheo cu deo bam nong dan viet hinh 1
Nông dân quanh năm "bán mặt cho đất" mà vẫn không khá lên được (Ảnh minh họa: KT)

 

Chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng thấy nông dân trồng lúa khó làm giàu. Tại ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất cả nước, nếu diện tích đất sản xuất của nông dân là 1 ha/hộ (thực tế theo điều tra thì diện tích đất trồng lúa của nông dân ĐBSCL hiện nay là 0,7 ha/hộ), làm trong hai vụ lúa đông xuân và hè thu đạt 10 – 12 tấn.

Nếu tính chi phí là 50%, nông dân lãi 50%, tương đương 5-6 tấn lúa. Thử lấy giá khoảng 6.000 đồng/kg (hiện chỉ khoảng 4.700 đồng – 5.400 đồng/kg) cũng chỉ ở ngưỡng 30 triệu đồng, chia cho trung bình mỗi gia đình là 5 người, tương đương 6 triệu đồng/người/năm. Tính ra thu nhập khoảng 500.000 đồng/người/tháng. Khoản thu nhập này phải chi đủ thứ: ăn uống, học hành, trị bệnh, hiếu hỉ…, tính sơ sơ cũng lên đến tiền triệu.

Tại Diễn đàn Nông nghiệp Mùa xuân được tổ chức mới đây ở Hà Nội, GS. Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam cho biết, ở Mỹ phải có trình độ mới sản xuất được nông nghiệp, trong khi Việt Nam đây là nghề cha truyền con nối, sản xuất theo thói quen. Nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp nghèo nàn, trình độ không cao khó áp dụng công nghệ cao bởi chính con em nông dân đi học cũng ít về làm nông nghiệp.

Từ thực tế đó dẫn đến năng suất thấp, chất lượng lúa gạo không cao, chưa kể đến trình độ bảo quản theo thu hoạch chưa đạt yêu cầu, chế biến lúa gạo với công nghệ lạc hậu...

 

Cần phải học "làm đúng"

Theo GS. Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ, nông dân Việt Nam có trình độ thấp, sau 40 năm vẫn còn khổ. Ông Xuân nêu ví dụ: Nhận thức thấp của người nông dân thể hiện ở lạm dụng phân bón urê khiến chất lượng đất canh tác giảm sút, khiến giá thành sản phẩm tăng cao. Chi phí cho lúa từ 3.800 - 4.000 đồng/kg, trong khi nếu áp dụng đúng, chi phí chỉ khoảng 1.800 - 2.000 đồng/kg.

"Cần có một thể chế kiện toàn để nâng cao năng lực của người nông dân. Chúng ta không kỳ vọng sẽ đuổi kịp các nước phát triển nhưng cần phải làm để người nông dân làm đúng, từ đó cải thiện chất lượng và thông qua doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước", GS. Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

vi sao cai ngheo cu deo bam nong dan viet hinh 3
Công nghệ hóa sản xuất sẽ gia tăng lợi nhuận cho nông dân (Ảnh minh họa: KT)

 

Chia sẻ quan đểm này, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, cần phải thay đổi tư duy, đào tạo người nông dân để vừa hiện đại hóa nông nghiệp, công nghệ hóa sản xuất mà vẫn giữ được nét văn hoá, di sản dân tộc.

Góp thêm giải pháp cho người nông dân, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp có trình độ, năng lực quản trị kinh doanh, ứng dụng khoa học và công nghệ.../.

 

Trần Ngọc/VOV.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập446
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại843,006
  • Tổng lượt truy cập93,220,670
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây