Học tập đạo đức HCM

Vì sao nông dân chưa mặn mà với GAP? Bài 2: Gỡ khó cho GAP

Thứ hai - 15/09/2014 22:55
Sản xuất theo GAP là hướng đi tất yếu để hàng nông sản phát triển bền vững và đến được với nhiều thị trường trên thế giới. Do đó, cùng với việc tập trung nhân rộng các mô hình hiệu quả theo hướng liên kết giữa "các nhà", giữa các địa phương trong vùng, thì cần phải quyết liệt tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập và có những chính sách, giải pháp phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia sản xuất theo quy trình GAP.

Nông dân chưa mặn mà

Khảo sát thực tế của cơ quan chuyên môn và nông dân trực tiếp tham gia sản xuất theo quy trình GAP cho thấy, những mô hình sản xuất theo GAP chưa hiệu quả, nông dân chưa mặn mà là do diện tích chứng nhận GAP còn manh mún, nhỏ lẻ, sản lượng thấp; với số lượng ít cho nên các doanh nghiệp không thể xuất khẩu, mà chỉ thu mua để tiêu thụ trong nước, trong bối cảnh nhận thức về an toàn thực phẩm của người dân chưa cao. Mặt khác, doanh nghiệp cũng chưa đánh giá đúng mức giá trị hàng hóa được sản xuất theo quy trình GAP cho nên chỉ thu mua cầm chừng, chủ yếu để lấy thương hiệu và mua nhiều hàng hóa bình thường trộn vào. Điều này gây hiệu ứng ngược lại cho người tiêu thụ hàng GAP, không biết đâu là thật, giả và quay lưng với hàng GAP.

Ông Đào Văn Thành, thành viên Ban chủ nhiệm HTX Xoài Phú Lý (Đồng Nai) cho biết: "Được sự hướng dẫn, tư vấn của địa phương, chúng tôi đã quyết tâm làm GAP, nhưng đời sống người dân từ khi có GAP so với trước đây cũng chẳng thay đổi gì, thậm chí còn tệ hơn. Xoài GAP hay xoài thường vẫn bán ngang giá thương lái khi mua không phân biệt xoài GAP hay xoài thường".

Bà Đào Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận cho biết: "Đến nay, vẫn chưa có doanh nghiệp nào thu mua sản phẩm thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu có, chỉ thực hiện một, hai lô tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu". Còn ông Lê Thanh Hải, Giám đốc HTX dịch vụ thanh long hữu cơ Phú Hội, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc tâm sự: "Năm 2010, HTX tham gia tổ sản xuất thanh long VietGAP có 110 hộ, với 115 ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ còn 33 hộ, với 45 ha. Bà con chán nản vì công sức bỏ ra làm VietGAP mà không có ý nghĩa".

Những vùng nông sản chuyên canh được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế (Global GAP) hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Đoàn Văn Mỹ, ấp Thới, xã Đông Hòa, huyện Châu Thành (Tiền Giang) tham gia trồng 0,9 ha vú sữa Lò Rèn theo tiêu chuẩn Global GAP. Khoảng năm 2010, gia đình ông Mỹ không tham gia trồng vú sữa Global GAP nữa do không thấy được lợi ích.

HTX lúa Mỹ Thành, Cai Lậy (Tiền Giang), một thời đã tạo tiếng vang cho ngành lúa gạo Việt Nam, cũng lâm vào cảnh nông dân không còn trồng theo mô hình này nữa, đa số họ xin ra khỏi HTX và trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống. Giấy chứng nhận lúa gạo Global GAP của HTX cũng đã hết hạn năm 2011 và từ đó đến nay, chưa được cấp lại bởi thiếu kinh phí. Nguyên nhân, do đầu ra của lúa Global GAP bế tắc. Công ty TNHH ADC, một doanh nghiệp từng gắn bó và "đỡ đầu" HTX lúa Mỹ Thành trong suốt quá trình trồng lúa Global GAP thời gian dài, nay không tiếp tục bao tiêu sản phẩm nữa. Ông Lê Văn Thoại, ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, xã viên HTX Mỹ Thành cho biết: "Để sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn Global GAP, chúng tôi phải tuân thủ đến 370 điểm kiểm soát, trong đó có 206 điểm phải tuân thủ tuyệt đối 100%. Tất cả điểm kiểm soát không chỉ thực hiện đầy đủ mà phải thể hiện trên văn bản và được lưu hồ sơ ít nhất hai năm. Cực nhọc là vậy, nhưng lợi ích mang lại thì không thấy đâu".

Tạo điều kiện thuận lợi cho GAP phát triển

Phân tích nguyên nhân vì sao các mô hình GAP không nhân rộng được, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền nam cho biết, các mô hình đạt GAP còn quá nhỏ, sản lượng không nhiều cho nên không thể ký hợp đồng với đối tác; quy hoạch của Chính phủ thì chưa cụ thể; nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến những mô hình này; chính sách hỗ trợ cho sản xuất GAP đã có nhưng ở tầm vĩ mô. Các tổ hợp tác (THT), HTX sản xuất và doanh nghiệp về cây ăn trái còn ít, mang tính hình thức...

Thời gian qua, đa số diện tích trái cây được chứng nhận VietGAP và Global GAP tại các tỉnh, thành phía nam đều do các dự án, chính quyền địa phương và doanh nghiệp bỏ tiền ra làm chứng nhận cho nông dân. Thế nhưng, giấy chứng nhận "GAP" ấy chỉ có giá trị trong vòng một năm. Năm sau, muốn tái chứng nhận thì người nông dân phải tự bỏ tiền.

Để người dân an tâm sản xuất, phát triển các mô hình GAP, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai Phạm Minh Đạo cho rằng: "Phải quyết liệt giải quyết các vấn đề còn bất cập. Đó là, các cơ quan nhà nước cần quản lý tận gốc mã số của từng loại sản phẩm GAP (mã số hóa trên từng sản phẩm), qua đó, người tiêu dùng mới phân biệt được đâu là sản phẩm GAP. Phải sắp xếp lại mạng lưới phân phối để sản phẩm nông dân làm ra vào được hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối dễ dàng... Phải sản xuất theo quy mô lớn và gắn với vai trò của doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm cho nông dân, hướng đến thị trường xuất khẩu".

Bên cạnh đó, để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến trái cây "GAP" nhiều hơn và phân biệt với trái cây kém chất lượng, theo Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Bộ NN-PTNT, cần ban hành nhãn cho sản phẩm sản xuất theo quy trình "GAP" và kèm quy định sử dụng. Từ đó giúp nông dân "GAP" chứng minh và giới thiệu sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng dễ dàng hơn. Nhà nước cũng cần tổ chức chợ, khu vực buôn bán tập trung để nông dân có thể dễ dàng đem sản phẩm "GAP" của mình ra tiêu thụ.

Cùng với đó, cần khắc phục tình trạng có nhiều tổ chức, đơn vị chứng nhận "GAP" chỉ đơn thuần làm dịch vụ, tự đặt ra mức phí quá cao khi thực hiện các quy trình để cấp giấy chứng nhận VietGAP hay Global GAP cho nông dân.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền nam cho biết: Một số mô hình được chứng nhận Global GAP hay VietGAP nhưng sau đó khó tái chứng nhận do chi phí quá cao. Hiện, ngành chức năng cũng đã đề xuất Nhà nước hỗ trợ 100% phí chứng nhận "GAP", sau đó giảm xuống còn 75%... và cứ thế giảm từ từ, rồi để nông dân tự lo. Chúng ta phải làm sao để các doanh nghiệp chia sẻ quyền lợi với nông dân. Phải tổ chức lại sản xuất (thành lập THT, HTX), sau đó liên kết các HTX và gắn kết doanh nghiệp để lo đầu ra, tốt nhất là gom về một mối theo từng vùng, từng cây. Nhà nước phải thật sự vào cuộc hỗ trợ và giám sát. Có như vậy, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp GAP mới thật sự bền vững, đi vào nền nếp, khoa học.

theo sggp

 

Phí chứng nhận Global GAP hay VietGAP tùy thuộc vào đơn vị xét và cấp giấy chứng nhận. Nếu chứng nhận cho khoảng 50 ha vườn cây ăn trái thì phí chứng nhận dao động ở mức từ 2.500 đến 5.000 USD.Riêng phí chứng nhận cho VietGAP có rẻ hơn, ở vào khoảng 30-40 triệu đồng/20 ha. Ngoài việc phải chi một khoản tiền khá lớn, trong vòng hơn một năm, người nông dân phải thực hiện được khoảng 70 tiêu chí đánh giá mới có thể lấy được chứng nhận VietGAP và 234 tiêu chí đánh giá cho Global GAP.Chi phí cho lần tái chứng nhận cũng bằng với lần chứng nhận ban đầu.

 

VƯƠNG THỊ MỸ HẠNH

Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang)




 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm333
  • Hôm nay31,954
  • Tháng hiện tại210,521
  • Tổng lượt truy cập90,273,914
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây