Học tập đạo đức HCM

Xây dựng NTM gắn với bảo vệ môi trường

Chủ nhật - 28/08/2016 06:48
Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.

Trong tiến trình xây dựng huyện Yên Khánh (Ninh Bình) trở thành huyện nông thôn mới, công tác vệ sinh môi trường nông thôn là tiêu chí được huyện đặc biệt quan tâm.

Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới, hiện nay bộ mặt nông thôn của huyện đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt cảnh quan môi trường được cải tạo sáng, xanh, sạch, đẹp, các hộ dân đã tích cực cải tạo, nâng cấp đường làng, ngõ xóm, cải tạo vườn, hàng rào, trồng cây xanh nơi công cộng, không còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi.

Việc lập và triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm của huyện được thực hiện theo đúng nội dung và tiến độ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại được thực hiện kịp thời, triệt để.

Công tác truyền thông, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên, rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân và cơ sở sản xuất, kinh doanh, bức xúc của nhân dân về ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường khu công nghiệp và rác thải nông thôn đã giảm đáng kể, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã có ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng các công trình xử lý nước thải, khí thải trước khi thải ra môi trường.
Để giải quyết vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường, huyện Yên Khánh đã triển khai đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư trong huyện, đồng thời xử lý các điểm đổ rác tự phát trên các tuyến đê, đường giao thông nông thôn, kênh mương.

Đến nay, 18/18 xã trên địa bàn huyện đã xây dựng Đề án thu gom, xử lý rác thải và thành lập các tổ thu gom rác, một số xã việc thu gom, xử lý rác được giao cho hợp tác xã, doanh nghiệp thi gom hoạt động hiệu quả, hầu như không còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi ra nơi công cộng.

Trung tâm môi trường đô thị huyện được thành lập đã thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Yên Ninh và quét dọn, trồng cây xanh, quản lý hệ thống chiếu sáng tại khu vực trung tâm thị trấn.
Các hộ dân đã tích cực cải tạo, nâng cấp đường làng, ngõ xóm, cải tạo vườn, hàng rào, trồng cây xanh nơi công cộng, nhất là 6 xã về đích nông thôn mới như: Khánh Phú, Khánh Thiện, Khánh Cường, Khánh Thành, Khánh Nhạc, Khánh Hải.

Do đó, đã ngăn ngừa, hạn chế tối đa mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn huyện.

Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gần như không có gì nhưng hôm nay, kinh tế Yên Bái đã có bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên hai con số, đặc biệt, trong giai đoạn 2010 - 2015, bình quân đạt 11,33%. Đến nay, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, nhận thức trách nhiệm về công tác BVMT của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn đều thực hiện tốt quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để từ đó quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án.

Từ năm 2010 đến nay, Yên Bái đã phê duyệt báo cáo tác động môi trường với 143 dự án, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường với 2 dự án, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với 21 dự án; xác nhận hoặc chấp thuận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản với 1.210 dự án.

Cùng với đó, Yên Bái cũng cương quyết và đầu tư khắc phục môi trường bị ô nhiễm, suy thoái trong lĩnh vực y tế, chất thải sinh hoạt, các khu vực lưu tồn hóa chất bảo vệ thực vật. Những năm qua, trên địa bàn đã có 14 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh đã kiên quyết đình chỉ sản xuất và yêu cầu khắc phục, xử lý. Đến nay, đã có 3 cơ sở được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, còn lại các cơ sở đã và đang triển khai xử lý.

Đối với các khu vực ô nhiễm do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh đã cho triển khai xử lý cải tạo môi trường tại thôn Bản Vệ, xã Nghĩa An và tổ 23 phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. Là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, tỉnh có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý và đa dạng sinh học. Vấn đề vệ sinh môi trường và bảo vệ, tôn tạo cảnh quan môi trường trong cộng đồng dân cư được chú trọng và triển khai hiệu quả.

Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường gắn với các phong trào "Vệ sinh yêu nước", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"..., qua đó, nhận thức của nhân dân về môi trường đã được nâng lên, thể hiện rõ nét trong mỗi hành động cụ thể như: vệ sinh nhà cửa, sử dụng nước sạch, giữ gìn cảnh quan đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải đúng nơi quy định, không nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; các phong tục, tập quán lạc hậu của bà con vùng đồng bào dân tộc đã và đang dần được loại bỏ.

Cùng với việc vận động, tuyên truyền, tỉnh cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường gồm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; chất thải rắn nguy hại và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Hầu hết các đơn vị khai thác khoáng sản đã ký quỹ bảo vệ môi trường đạt 22 tỷ đồng.

Phát huy kết quả đã đạt được, những năm tiếp theo, các tỉnh thành cần tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường; tiếp tục rà soát, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

Đối với các dự án mới, ngoài việc thẩm định dự án theo quy định thì ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, công nghệ sạch; tạo sự chuyển biến hơn nữa trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân về lợi ích và trách nhiệm, tự giác, tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
Theo Thái Ngân/mtnt.hoinongdan.org.vn
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập532
  • Hôm nay93,141
  • Tháng hiện tại829,251
  • Tổng lượt truy cập93,206,915
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây