Học tập đạo đức HCM

Xây dựng Nông thôn mới, cách làm của Quảng Ninh

Chủ nhật - 17/03/2013 20:38
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước có 100% số xã và các huyện hoàn thành quy hoạch, đề án và xây dựng được kế hoạch 5 năm xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, sau hai năm triển khai xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh đã có tám xã đạt đủ 19 chỉ tiêu về xây dựng NTM.

 

Từ những thành công ban đầu trong xây dựng NTM đã góp phần tăng thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn từ 11 triệu đồng năm 2011 lên 14 triệu đồng/năm/người vào năm 2012.

*Hiệu quả từ một đề án đúng

Đề án “Mỗi xã, mỗi phường một sản phẩm” đã bước đầu phát huy hiệu quả, với việc hàng chục mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những thế mạnh của bà con nông dân đang dần tạo dựng được thương hiệu và vị thế ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết: “Trong dịp tết vừa qua, các thương hiệu: Hoa Hoành Bồ, miến dong Bình Liêu, gà Tiên Yên, rượu Ba Kích... có mức tiêu thụ lớn hơn mọi năm rất nhiều. Đây là tín hiệu vui ban đầu cho hướng đi đúng: “Mỗi làng quê, một sản phẩm” và là một trong những điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững của nông thôn”. Từ kết quả này đã tiếp tục củng cố niềm tin cho chính quyền và người dân tiếp tục xây dựng các thương hiệu khác. Nhất là sau khi đã thành công với thương hiệu chả mực Hạ Long, rượu mơ Yên Tử, gà Tiên Yên, ngán Quảng Ninh, tu hài Vân Đồn, mực ống Cô Tô, miến dong Bình Liêu...Quảng Ninh đang dần hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung, quy mô lớn, gắn với thương hiệu sản phẩm, như: Rau Quảng Yên; hoa, rau Hoành Bồ, Đông Triều; vùng nuôi trồng thuỷ sản đông Quảng Yên; vùng cây dược liệu tại Yên Tử, Uông Bí; vùng cây ba kích ở Ba Chẽ…

Từ khi Đề án xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh được phê duyệt, nhiều địa phương đã tiến hành dồn điền, đổi thửa, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng hàng hoá tập trung phù hợp với điều kiện, lợi thế từng địa phương, góp phần làm tăng hiệu quả, giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha/năm như vùng nuôi cá rô phi tập trung ở các huyện Yên Hưng, Đông Triều và thành phố Uông Bí; mô hình trồng dưa leo ở xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, trồng Ba kích ở xã Điền Xá, huyện Tiên Yên, nuôi gà Lương Phượng tại huyện Hoành Bồ, nuôi lợn rừng ở xã Tràng Lương, huyện Đông Triều và xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ; nuôi tu hài ở xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn; mô hình cơ giới hóa làm đất tại xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô và xã Sông Khoai, huyện Yên Hưng... Để tăng năng suất trên một diện tích canh tác và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành, địa phương chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chỉ tính riêng năm 2012, có 8/14 địa phương tham gia thực hiện mô hình lúa gieo thẳng với một số giống mới chất lượng cao như: QR1, QR2, RVT, TBR45, BC15, nếp cái hoa vàng… với quy mô hơn 259 ha và 400 hộ tham gia. Một số diện tích vải không hiệu quả cũng được chuyển đổi sang một số mô hình cây ăn quả chuyên canh, tập trung, hiệu quả kinh tế cao như: ổi Đài Loan, nghệ vàng, thanh long ruột đỏ, na, cam… nhận định rõ vai trò động lực của khoa học kỹ thuật trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, Quảng Ninh đã và đang chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời quyết tâm thực hiện xây dựng 16 thương hiệu sản xuất hàng hóa nông sản gắn với việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng VietGAP để sản xuất ra những sản phẩm “Made in Quang Ninh” có chất lượng, tính cạnh tranh cao.

Sau hơn hai năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Quảng Ninh đã có những thay đổi rõ rệt, từ hạ tầng cơ sở cho đến đời sống văn hóa, tinh thần. Nhờ sự đầu tư gần 2.600 tỷ đồng của nhà nước bằng từ nhiều nguồn vốn cùng sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã có 51/125 xã thuộc chương trình xây dựng NTM có đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn; 56 xã có đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; hơn130 trường học các cấp đạt chuẩn; 100% xã có bưu điện văn hóa xã; tất cả các thôn bản đã có điện; 90% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh...

*Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Có được những thành công là do Quảng Ninh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội theo phương châm nhà nước tích cực, doanh nghiệp chung sức, người dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Quảng Ninh cũng là địa phương mà đích thân đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban chỉ đạo chương trình. Hưởng ứng cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, người dân trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp sức người, vật chất như hiến đất để làm đường, xây dựng các công trình hạ tầng. Các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã ủng hộ với tổng số tiền lên đến gần 13 tỷ đồng giúp các xã xây dựng các công trình hạ tầng, trị giá hàng chục tỷ đồng; Tiêu biểu như chín doanh nghiệp ở huyện Đông Triều đã thi công mở rộng tuyến đường có chiều dài gần 7 km với kinh phí khoảng 30 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả hỗ trợ huyện Ba Chẽ xây dựng một trường học với kinh phí 4,1 tỷ đồng. Công ty Group Vincom Mỹ Thiện Tâm hỗ trợ huyện Cô Tô xây dựng trạm y tế xã Đồng Tiến với tổng kinh phí là 4,87 tỷ đồng… Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hỗ trợ gần 10.000 tấn xi măng, hơn 1,5 triệu viên gạch… gạch để làm các công trình giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa. Thông qua phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã huy động gần 50.000 ngày công; hỗ trợ sản xuất, vật liệu xây dựng và ủng hộ các quỹ phát triển NTM hơn 10 tỷ đồng; làm mới và sửa chữa, nâng cấp trên 100km đường giao thông các loại, gần 50km kênh mương; khám, chữa bệnh cho hơn 6.000 người. Riêng năm 2012, các hộ dân tự nguyện tham gia hiến đất được 211.868 m2, hơn 2.400 m tường rào, 26 cổng, 64 công trình phụ, 2.537 cây ăn quả lâu niên để xây dựng nhà văn hóa và các công trình hạ tầng khu vực nông thôn. Mới đây nhất, khi dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô bắt đầu khởi động, đã có 12 doanh nghiệp ủng hộ được hơn 407 tỷ đồng cho dự án.

Đồng chí Trương Công Ngàn, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới cho biết: “Các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh thực ra vẫn chưa thực sự gắn bó và hỗ trợ được nhiều cho nông dân nhất là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm; doanh nghiệp ngoài ngành khi đầu tư vào khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản lại gặp không ít khó khăn khi tiếp cận vốn, thủ tục về xây dựng, đất đai. Đây chính là những rào cản đối với quá trình xây dựng Nông thôn mới của Quảng Ninh trong những năm tiếp the. Quảng Ninh phấn đấu năm 2013 sẽ có thêm 17 xã đạt tiêu chuẩn về nông thôn mới”.

Được biết, từ năm 2013, Quảng Ninh sẽ dành 50% nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; tập trung đưa khoa học công nghệ mới, hiệu quả vào sản xuất... cho chương trình nông thôn mới. Quảng Ninh nỗ lực phấn đấu trở thành địa phương xây dựng thành công nông thôn mới, về đích trước 5 năm so với kế hoạch của cả nước với 82 xã, 10/13 huyện, thị xã trong tỉnh cơ bản đạt nông thôn mới và tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.

QUANG THỌ
Theo nhandan.com.vn


 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,394
  • Tổng lượt truy cập90,290,787
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây