Trong xây dựng NTM, Khánh Hòa đặt mục tiêu đến cuối năm 2020 có 58/94 xã đạt chuẩn, chiếm 61,7% số xã, chỉ số bình quân tiêu chí/xã của tỉnh là 16,5 tiêu chí. Hiện tại, toàn tỉnh mới có 28 xã đạt chuẩn NTM, để có thêm 30 xã nữa được công nhận trong chưa đầy 4 năm nữa là điều không hề dễ dàng. Riêng năm 2017, toàn tỉnh có 9 xã đăng ký đạt chuẩn, nhưng xã Sông Cầu (huyện Khánh Vĩnh) đã xin rút khỏi danh sách này. Thay vào đó, dựa trên đề nghị của UBND huyện Vạn Ninh, xã Xuân Sơn được đề xuất sẽ thay thế xã Sông Cầu hoàn thành chương trình NTM trong năm 2017. Như vậy, 9 xã đăng ký đạt chuẩn NTM 2017 gồm: Vạn Phú, Xuân Sơn (huyện Vạn Ninh), Ninh Đông, Ninh Hưng, Ninh Bình (thị xã Ninh Hòa), Diên Toàn, Diên Hòa (huyện Diên Khánh), Cam Hòa, Cam Hiệp Bắc (huyện Cam Lâm).
Sau quá trình kiểm tra hiện trạng, hầu hết các xã đang cần vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khá lớn. Trong đó, các nguồn vốn để đầu tư xây dựng đường giao thông trục thôn, liên thôn, ngõ xóm; các công trình cơ sở vật chất văn hóa, thể thao chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo ông Huỳnh Quang Thành - Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh, trong 9 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2017, 3 xã Diên Hòa, Diên Toàn và Vạn Phú có khả năng đạt chuẩn cao. Các xã còn lại cần phải tập trung cao độ mới có thể đạt chuẩn. Trong đó, các xã: Ninh Đông, Ninh Bình, Ninh Hưng hiện nay rất cần vốn đầu tư để hoàn chỉnh các tuyến đường, nhất là các tuyến đường nội đồng.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu đầu tư vốn NTM năm 2017 hơn 400 tỷ đồng. Nguồn vốn này chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập theo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020; kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác theo Đề án “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020”…
Được biết, kể từ năm 2016, Khánh Hòa không được hỗ trợ kinh phí từ Trung ương để thực hiện Chương trình NTM. Trong năm 2017, kinh phí từ nguồn vay tín dụng ưu đãi chiếm hơn 300 tỷ đồng, trong tổng số hơn 400 tỷ đồng đầu tư lại không được chủ động. Bởi thông thường, đến cuối năm mới có quyết định giao kế hoạch vốn. Trong khi đó, một trong những quy định để đạt chuẩn NTM từ năm 2017 đó là không có nợ đọng sai quy định. Điều này gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai.
Được biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề xuất UBND tỉnh sớm có kế hoạch vay tín dụng ưu đãi, phân bổ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để hỗ trợ các xã hoàn thành Chương trình NTM năm 2017.
H.Đ/Báo Khánh Hòa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã