Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới bằng mô hình khuyến nông

Thứ năm - 13/02/2014 20:31
(HNM) - Những năm qua, với việc tích cực xây dựng các mô hình sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều địa phương đã có bước chuyển rõ rệt trên cả lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Nổi bật là những mô hình sản xuất của Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Hà Nội.
Năm 2013, TTKN Hà Nội đã triển khai 28 dạng mô hình về chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản... Sự phát triển các mô hình đã góp phần làm thay đổi diện mạo sản xuất nông nghiệp Thủ đô theo hướng tiên tiến, hiện đại.
 
Gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp.
Gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Xây dựng các mô hình sản xuất bền vững

Lâu nay người dân xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì vẫn loay hoay với cây lúa, con gà, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng Nguyễn Văn Trường cho biết, Khánh Thượng là xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 60%, trong đó, người dân tộc Mường chiếm trên 52%, chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Đang loay hoay với bài toán phát triển kinh tế thì người Khánh Thượng được TTKN Hà Nội tạo điều kiện triển khai mô hình nuôi cá tầm thương phẩm. Con cá tầm tưởng chỉ phát triển trên xứ Lạng nay đã bén duyên với đất Khánh Thượng và giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc TTKN Hà Nội, Khánh Thượng có nguồn nước suối dồi dào, điều kiện thuận lợi phát triển nuôi thủy sản đặc sản. Qua khảo sát cho thấy, nguồn nước suối tại Khánh Thượng có nhiệt độ cao nhất trong năm là 24oC, hàm lượng oxy hòa tan 6,5mg/l phù hợp cho nuôi cá tầm. TTKN Hà Nội đã triển khai mô hình nuôi cá tầm thương phẩm tại xã Khánh Thượng với 4 hộ, quy mô mỗi hộ 50m3. Trung tâm cấp 100% giống cá tầm (2.000 con, trung bình 100g/con) cho 4 hộ tham gia. Sau gần 6 tháng nuôi, cá tầm đã thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nước suối tại Khánh Thượng, trọng lượng cá đạt bình quân 1,8kg/con. Với giá thị trường hiện tại là 220.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận thu được 40.000 đồng/kg, hiệu quả cao hơn hẳn so với nuôi thả các loại cá thông thường.
 
Giám đốc TTKN Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, năm 2013, trung tâm đã triển khai 28 loại mô hình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở 21 quận, huyện, thị xã, trong đó, thành phố có 25 loại mô hình và trung ương 3 loại mô hình với trên 11.000 hộ dân tham gia.
Ngoài mô hình nuôi cá tầm thương phẩm, TTKN còn triển khai mô hình trình diễn lúa cấy bằng máy quy mô 120ha tại huyện Thanh Oai, Chương Mỹ với 338 hộ tham gia, được nông dân hoan nghênh đón nhận. Với mô hình này, lúa đẻ nhánh sớm, ít sâu bệnh, giảm chi phí thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường. Năng suất lúa cấy bằng máy cao hơn 8-11%, lợi nhuận tăng hơn trên 6 triệu đồng/ha. Mô hình đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân, làm thay đổi tập quán sản xuất, thúc đẩy việc dồn ô đổi thửa, từng bước đưa cơ giới hóa đồng bộ vào trong sản xuất lúa...

Tăng cường xúc tiến thương mại

Để bảo đảm chất lượng sản phẩm từ các mô hình, TTKN đặc biệt coi trọng công tác đào tạo tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Trong năm 2013, Trung tâm đã chỉ đạo Trạm khuyến nông các quận, huyện, thị xã, phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thể... tổ chức 600 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 50.000 lượt người tham gia về các nội dung: Kỹ thuật trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản; thị trường; chế biến; kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; ứng dụng TBKH kỹ thuật; Maketing thị trường… và các kỹ thuật khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo từng thời vụ, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về chuyên môn, kỹ năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho khoảng 1.250 lượt người...

Song song với việc phát triển các mô hình, trung tâm luôn đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho rằng, việc xây dựng các mô hình đã khó, để mô hình phát triển bền vững và hiệu quả sau hỗ trợ còn khó hơn. Do đó, để giúp nông dân yên tâm sản xuất, TTKN Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại. Trung tâm đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế giúp nông dân, doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm, góp phần tích cực trong việc tạo ra sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Tổ chức đoàn cán bộ và doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông sản và phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật; sản xuất và tiêu thụ rau tại tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên... Bên cạnh đó tổ chức cho một số doanh nghiệp và làng nghề tham gia: Hội chợ Nông nghiệp tại Bắc Hà - Lào Cai, Hội chợ Techmart "Công nghệ & thiết bị Hà Nội" tại Hà Nội, Hội chợ Nông nghiệp - Thương mại vùng Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, Festival hoa Đà Lạt... Hầu hết các sản phẩm các mô hình đều được quảng bá, giới thiệu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của trung tâm nên nông dân không lo đầu ra.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập524
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm523
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,767
  • Tổng lượt truy cập92,013,496
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây