Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu gạo tốt hơn mong đợi: Vẫn chưa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân

Thứ sáu - 06/07/2012 04:44
“Mặc dù gặp nhiều bất lợi nhưng xuất khẩu gạo sáu tháng đầu năm 2012 vẫn đạt kết quả tốt: số lượng ký hợp đồng tăng 8,01%, đạt 5,288 triệu tấn; luỹ kế xuất khẩu 3,414 triệu tấn, trị giá 1,567 tỉ USD và giá xuất khẩu bình quân chỉ giảm 13,03 USD/tấn so với mức 472 USD của cùng kỳ năm ngoái”.

Đó là đánh giá của bộ Công thương, hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và giám đốc các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo diễn ra ngày 5.7, tại TP.HCM.

Kết quả khác với dự báo

Đầu năm nay, VFA từng tổ chức khá nhiều cuộc họp, dự báo thị trường xuất khẩu gạo 2012 sẽ gặp nhiều bất lợi do sản lượng gạo toàn cầu dự báo tăng, trong khi nhu cầu và giao dịch thương mại giảm sút vì khủng hoảng kinh tế, nợ công lan rộng. Ngoài ra, gạo Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt từ gạo giá rẻ của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar. Và vấn đề tồn kho của Thái Lan, Ấn Độ cũng khiến cho đầu ra hạt gạo không mấy sáng sủa.

Bản thân ông Trương Thanh Phong, trong trả lời phỏng vấn SGTT vào đầu tháng 2.2012, cũng khẳng định năm nay bà con nông dân cấy lúa cấp thấp (IR 50404) quá nhiều, trung bình khoảng 50 – 60% diện tích, có tỉnh lên 70%. Do không thể cạnh tranh được với gạo giá rẻ từ Ấn Độ, Pakistan nên chắc chắn việc tiêu thụ loại lúa này sẽ diễn ra chậm chứ không thể đẩy nhanh được. Và ông Phong từng khuyến cáo bà con nông dân khi vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, nếu thật sự cần tiền thì hãy bán lúa, còn không thì trữ lại vì doanh nghiệp không thể mua hết ngay được.

Những dự báo nói trên là cơ sở để các doanh nghiệp được Chính phủ chấp thuận cho vay 7.531 tỉ đồng tạm trữ 1 triệu tấn gạo đông xuân với lãi suất 0% trong vòng ba tháng. Giá lúa đông xuân, vì phải mua tạm trữ nên doanh nghiệp cũng chỉ “cam kết” mức đánh đồng 5.000 đồng/kg. VFA cũng thừa nhận một thực tế là trong quảng thời gian sáu tháng vừa qua, giá lúa biến động liên tục. Tháng 1 và 2 giảm sút, ổn định vào tháng 3, tháng 4, sau đó tiếp tục giảm trong tháng 5, tháng 6 và hiện nay ở mức thấp nhất trong vòng sáu tháng: lúa khô hạt dài còn 5.100 đồng/kg, lúa thường 4.800 đồng, thấp hơn 1.500 – 2.000 đồng so với hè thu năm ngoái.

Trước những dự báo kể trên, kết quả xuất khẩu gạo sáu tháng đầu năm do VFA đưa ra là đáng mừng. Lượng gạo ký hợp đồng trong sáu tháng tăng ngoài dự kiến, đạt 5.288 triệu tấn, lượng xuất khẩu 3.414 triệu tấn, giảm 12,76% so với cùng kỳ. Điều đáng nói là mặc dù liên tục đưa ra thông tin giá gạo xuất khẩu năm nay rất thấp, nhưng thực tế thì giá xuất bình quân trong sáu tháng chỉ thấp hơn 13,03 USD so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân ít giảm là nhờ chủng loại gạo cao cấp (5 – 15% tấm) đã tăng 52,66% so với cùng kỳ và chiếm 49,75% lượng gạo xuất khẩu.

Tiếp tục kêu khó…

Trong cuộc họp ngày 5.7, ông Trương Thanh Phong nhận định, xuất khẩu gạo sáu tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với khó khăn, trong đó nổi cộm nhất là lượng gạo tồn kho của Ấn Độ và Thái Lan. Đến cuối năm nay lượng gạo tồn kho của Thái Lan vượt con số 10 triệu tấn, còn Ấn Độ cũng ngoài còn số 20 triệu. Bất cứ động thái nào của của chính phủ các nước này liên quan đến giải quyết tồn kho đều ảnh hưởng đến thị trường gạo thế giới. Việc tiêu thụ trong sáu tháng cuối năm vẫn bị ảnh hưởng bởi nguồn gạo giá rẻ từ Myanmar hay Pakistan, cũng như chính sách nhập khẩu gạo được coi là rất phập phù của Trung Quốc.

Do các khó khăn kể trên, với vai trò là chủ tịch VFA, ông Trương Thanh Phong cam kết doanh nghiệp sẽ tiêu thụ hết lúa hàng hoá vụ hè thu, nhưng chỉ mua theo giá thị trường và ngay cả kế hoạch mua tạm trữ 500.000 tấn gạo vừa được Chính phủ chỉ định cũng không có mức giá sàn như các vụ trước. “Tôi khẳng định nông dân không lỗ, nhưng không dám cam kết nông dân có lời 30% được”, ông Phong nói.

Nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Hiện nay, nông dân chỉ bán lúa tươi khoảng 3.500 đồng, còn lúa khô xoay quanh mức trên 4.500 – 4.600 đồng/kg. Nếu so với giá thành 3.993 đồng/kg lúa hè thu, theo công bố của bộ Tài chính, nông dân trồng lúa không thể có mức lời 30%.

Theo sgtt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay44,803
  • Tháng hiện tại820,081
  • Tổng lượt truy cập91,993,810
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây