Học tập đạo đức HCM

Xứng đáng là 'tai, mắt' của nhân dân

Thứ bảy - 19/08/2017 23:00
Các hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội được coi là một kênh chống tiêu cực, tham nhũng ngay từ cơ sở, phát huy quyền làm chủ và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Chất lượng công trình đảm bảo

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng ban TTND, Trưởng ban GSĐTCCĐ xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất sinh ra, làm nghề mộc nên khi được chọn đi giám sát các công trình xây dựng  rất có kinh nghiệm. 

Chỉ tay vào cánh cửa bị cong, vênh tại trường mầm non xã Hữu Bằng, ông Thịnh cho biết: Đây là một trong số mười bộ cửa tại trường mầm non mà ban GSĐTCCĐ đã phát hiện.

Bộ cửa có gỗ bị cong, vênh do sử dụng gỗ non, gỗ không đúng chủng loại; gạch xây tường có lẫn gạch non, vữa bê tông nhiều chỗ quá lỏng, khoảng cách đan sắt không đều không đảm bảo chất lượng… Ban GSĐTCCĐ đã cùng với UBND - UBMTTQ xã lập biên bản, kiên quyết trả lại chủ thầu để thay thế. 

Trong quá trình giám sát, ban GSĐTCCĐ cũng thấu hiểu, thông cảm và đề nghị chủ đầu tư tạo điều kiện giám sát. “Tất cả chúng tôi đều hoạt động trên tinh thần tự nguyện, không lương, không phụ cấp. Chúng tôi mong muốn sau khi công trình được hoàn thành bà con nhân dân sẽ được sử dụng những sản phẩm tốt nhất”, ông Thịnh nói. 

Trách nhiệm với công việc, không quản nắng mưa, các thành viên ban TTND phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy đã giám sát, phát hiện và kiến nghị với chính quyền phường xử lý 30 điểm buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, 5 điểm giết mổ gia cầm sống không rõ nguồn gốc, 5 gia đình xây dựng cơi nới sai quy định, 10 điểm đỗ xe ô-tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, 3 điểm tồn đọng để rác không đúng quy định, 5 điểm bán hàng ăn làm ảnh hưởng đến môi trường… 

Hay như tại quận Long Biên, hoạt động thanh tra, giám sát tại cơ sở luôn được MTTQ các cấp chú trọng. Theo Phó Chủ tịch UBMTTQ quận Ngô Thanh Xuân, từ đầu năm đến nay, các ban TTND, GSĐTCCĐ trên địa bàn quận đã giám sát 245 vụ việc, 64 công trình đầu tư cộng đồng và phối hợp các ban, ngành chức năng giám sát 630 công trình xây dựng, tổ chức 100 cuộc hòa giải tại cơ sở...

Điển hình, tại phường Phúc Lợi, qua công tác giám sát, ban TTND đã phát hiện một vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khi UBND phường không chi trả hết tiền hỗ trợ của doanh nghiệp tặng quà Tết cho hộ nghèo, kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý...

Cần tăng cường hoạt động giám sát

Tính trong 6 tháng đầu năm 2017, các Ban GSĐTCCĐ trên địa bàn Hà Nội đã giám sát 2.493 công trình, phát hiện 226 vụ vi phạm, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý 120 vụ việc vi phạm, kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước hơn 14.000 m2 đất…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các ban GSĐTCCĐ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, kết quả chưa được như mong muốn.

Ông Bùi Anh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội cho biết: Từ nhiều năm nay, Ban TTND, GSĐTCCĐ hoạt động rất hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì việc giám sát thường hoạt động theo danh mục dự án, theo công trình nhưng nếu chủ đầu tư, tức là đối tượng để giám sát cố tình gây cản trở hoặc thiếu hợp tác thì việc thực hiện giám sát sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Hiện nay, ban GSĐTCCĐ hoạt động theo Luật Đầu tư công, mỗi một dự án sẽ có một ban giám sát riêng nhưng Luật Đầu tư công ra đời từ năm 2014 đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình, cách thức tổ chức.

Các ban GSĐTCCĐ sẽ được thành lập khi dự án mới khởi công xây dựng nhưng khi dự án đó hoàn thành thì ban giám sát cũng sẽ giải thể. Và khi nào có công trình mới được xây dựng thì một ban giám sát mới được thành lập. 

“Nếu mỗi một xã, phường, thị trấn cùng một lúc có 6 công trình xây dựng thì đồng nghĩa với việc sẽ thành lập 6 ban GSĐTCCĐ. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong lựa chọn, tìm kiếm những người có đủ năng lực, trình độ để giám sát. Việc thay đổi Ban giám sát qua từng công trình khiến cho công tác tập huấn kĩ năng, độ thành thạo của người giám sát viên không được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục”, ông Tuấn nhấn mạnh. 

Để khắc phục những hạn chế trên, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, công chức, đảng viên, nhân dân về chức năng, nhiệm vụ của ban TTND và ban GSĐTCCĐ để tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân đồng thời tăng cường giám sát vào các lĩnh vực quan trọng như quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện hòa giải ở cơ sở…  

Tuệ Phương/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay31,802
  • Tháng hiện tại158,364
  • Tổng lượt truy cập85,065,400
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây