Học tập đạo đức HCM

Bình Dương: Ít đất vẫn "đẻ" ra tiền, đặc biệt có 1 nghề vừa chơi vừa thu nhập nửa tỷ mỗi tháng

Thứ ba - 02/03/2021 07:31
Tại Bình Dương và nhiều tỉnh, thành, nông nghiệp đô thị (NNĐT) đang là hướng đi phù hợp để thích ứng với quá trình công nghiệp và đô thị hóa nhanh khiến đất trồng ngày càng thu hẹp.

Cùng với phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao trên quy mô lớn, nông nghiệp đô thị ở Bình Dương ngày càng được nhiều nông hộ đầu tư, phát triển mạnh với đa dạng các loại hình về cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Thực phẩm sạch nhờ công nghệ cao

Xã Long Hoà (huyện Dầu Tiếng) có diện tích cây cao su chiếm đến 95% đất nông nghiệp, trong đó phần lớn là cao su của nông trường. Tuy nhiên, giá mủ cao su những năm qua nhiều biến động, ảnh hưởng không ít đến thu nhập của người dân. Nhờ sớm chủ động từ bỏ một phần diện tích cây cao su chuyển qua trồng nấm, trang trại nấm Tấn Hưng của bà Nguyễn Thị Minh Tấn đã duy trì hiệu quả suốt nhiều năm qua. 

Từ trồng nấm thương phẩm, nhờ hoàn thiện công nghệ lò hấp phôi nấm, bà Tấn phát triển lên thành trại chuyên cung cấp phôi nấm, trở thành địa chỉ tin cậy của hộ, trại trồng nấm khắp cả nước.

Ít đất vẫn nuôi trồng hiệu quả - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Minh Tấn chăm sóc phôi nấm bào ngư. Ảnh: Nguyên Vỹ

Mỗi năm, trang trại này bán ra khoảng 150.000 bịch phôi nấm bào ngư. Một sản phẩm khác là nấm linh chi cũng bán được bình quân 2 tấn/năm. Với sản lượng và giá cả ổn định, doanh thu bình quân hàng năm chỉ từ 2 sản phẩm này cũng giúp trang trại thu lợi nhuận hơn nửa tỷ đồng.

"Chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật mà trang trại chuyển giao công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật, từ 1.000m2 trở xuống, các hộ dân không cần đầu tư lớn, vẫn phát triển tốt nghề trồng nấm" - bà Tấn khẳng định. 

Nghề trồng rau thủy canh cũng phát triển khá mạnh, tập trung nhiều tại huyện Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một và TP.Thuận An. Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu của anh Từ Trung Hiếu (ở TP.Thuận An) đạt hiệu quả tốt nhờ đầu tư khá bài bản. 

Anh Hiếu cho biết, chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nhưng bù lại việc trồng thủy canh giúp tiết kiệm công lao động do không phải cày xới đất. Rau trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng hoặc trên giá thể nên có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, hạn chế côn trùng...

Theo kỹ sư Đặng Tấn Lộc - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP.Thuận An, mô hình của anh Hiếu là một cách làm NNĐT khá thành công trên địa bàn. Với diện tích gần 1.200m2, trại rau thủy canh này có thu nhập từ 75-80 triệu đồng/tháng.

Vừa giải trí vừa thu tiền

Được ngành nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ con giống, vật tư, mô hình nuôi cá cảnh ở Bình Dương gần đây phát triển khá mạnh. 

Anh Lê Văn Huệ (ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng) phát triển rất thành công mô hình nuôi cá cảnh với 3 loại chính là cá ông tiên Ai Cập, cá vàng, cá bảy màu. Mỗi năm anh sản xuất từ 5.000-6.000 con cá ông tiên, 70% trong số đó là xuất khẩu, cho tổng doanh thu khoảng 3-4 tỷ đồng. Với khoảng 50.000 cá vàng được bán, doanh số mỗi năm 500 triệu đồng. Tính bình quân tổng thu nhập, anh thu nhập từ 400-500 triệu đồng/tháng.

Anh Huệ đánh giá, nghề nuôi cá cảnh phù hợp với nhiều đối tượng từ người trẻ đến những người lớn tuổi. Mô hình nuôi cá cảnh vừa là thú vui vừa mang lại kinh tế cho gia đình. 

"Hiện nhu cầu trong lĩnh vực nuôi cá cảnh khá cao, tôi cố gắng sản xuất nhiều nhưng vẫn không đủ hàng để bán" - anh Huệ nói.

Bình Dương cũng là 1 trong các địa phương đang có nhiều vườn lan được đầu tư trên quy mô lớn, có trang bị hệ thống nhà lưới và chăm sóc tự động. 

Vườn lan dendrobium 6ha của ông Mai Quốc Thái (ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng) thuộc diện lớn nhất vùng Ðông Nam Bộ. Ban đầu ông Thái chỉ trồng 1,5ha, chi phí đầu tư ban đầu cho 1ha đã hơn 4 tỷ đồng. 

Nhờ vay được vốn ưu đãi từ chương trình hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh với lãi suất thấp và dài hạn, ông có điều kiện mở rộng vườn lan lên 6ha. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm trang trại của ông Thái cho lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng, tạo việc làm cho 20 lao động.

Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương cho biết, có nhiều giải pháp để khắc phục mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Trong đó, phát triển NNÐT được xem là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả và bền vững.

Theo Nguyên Vỹ/danviet.vn
https://danviet.vn/binh-duong-it-dat-van-de-ra-tien-dac-biet-co-1-nghe-vua-choi-vua-thu-nhap-nua-ty-moi-thang-20210222162339954.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,287,138
  • Tổng lượt truy cập88,642,208
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây