Chung mục tiêu đó, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang nỗ lực xây dựng, quản lý và tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.
Khai thác nguồn lực sẵn có
Với mong muốn chủ động từ đầu vào tới đầu ra và xây dựng thương hiệu đặc trưng cho địa phương mình, năm 2017, Hợp tác xã (HTX) Thương mại Dịch vụ Phước Thiện đã tiến hành gửi mẫu sản phẩm: Vú sữa Hoàng Kim, mít ruột đỏ, ổi Trân châu. Sau đó, HTX nhờ cơ quan chức năng kiểm định chất lượng, truy xuất nguồn gốc để các sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Cuối năm 2019, ngay khi huyện có chủ trương lựa chọn mô hình tham gia Chương trình OCOP, HTX mạnh dạn đăng ký sản phẩm mít ruột đỏ giống PT79 do HTX nghiên cứu và lai tạo.
Anh Nguyễn Viết Vị - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX TMDV Phước Thiện huyện Bù Đốp: "Sản phẩm của HTX hiện đã có chỗ đứng trên thị trường. HTX mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp ngành để chứng nhận sản phẩm độc quyền của địa phương. Đồng thời mở rộng thị trường hướng đến sản xuất bền vững".
Sau một thời gian tham gia chương trình, HTX được hỗ trợ quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, góp phần tăng thu nhập cho các thành viên và hơn hết là địa phương huyện Bù Đốp có sản phẩm đặc trưng.
Chương trình OCOP tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình đẩy mạnh phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các đơn vị cũng nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chí về an toàn cho người tiêu dùng, môi trường được đảm bảo, đặc biệt hàm lượng hữu cơ được tăng cường.
Anh Nguyễn Minh Thắng - Tổ trưởng Tổ sản xuất, HTX Bưởi da xanh GlobalGAP Bù Đốp chia sẻ: "Đối với cây bưởi, phải chăm sóc bước đầu làm sao phát triển bộ rễ cho tốt. Tức là phải chăm sóc từ cây con, trong quá trình chăm sóc phải cân bằng lượng hữu cơ, đảm bảo để cho cây khỏe".
Thương hiệu địa phương
Dựa vào Bộ tiêu chí đánh giá OCOP, huyện Bù Đốp đã chọn 7 sản phẩm tham gia gồm: Mít ruột đỏ, dê an toàn, bưởi da xanh, hồ tiêu, nhung hươu, vú sữa Hoàng Kim, hạt điều chất lượng cao. Đây là những sản phẩm phát triển dựa trên việc sản xuất sẵn có, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương. Hiện nay, huyện đã hoàn chỉnh khâu thẩm định và trình cấp tỉnh công nhận.
Ông Trần Văn Thành - Trưởng phòng NNPTNT huyện cho biết: "Xác định Chương trình OCOP là chương trình quan trọng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, nên địa phương đã thực hiện bài bản. Sau khi sàng lọc, đồng thời dựa vào các tiêu chí, huyện đã lựa chọn ra những sản phẩm tham gia. Thực hiện Chương trình OCOP là hướng để huyện thực hiện tốt về chất lượng nông sản, phát huy được thế mạnh, thế cạnh tranh của từng xã và từng đơn vị, để có hướng tập trung, hướng tới sản xuất với quy mô tập trung".
Sau khi các sản phẩm tham gia đạt OCOP cấp tỉnh, huyện phối hợp các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, xây dựng dữ liệu sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh về thương mại, thế mạnh của các đơn vị sản xuất, đáp ứng những yêu cầu khắt khe mà OCOP đưa ra.
Thực tế, những sản phẩm OCOP đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tạo thêm tính đa dạng cho danh sách các nông sản đặc trưng của huyện, giúp các sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Theo Anh Ngọc - Viết Bằng/danviet.vn
https://danviet.vn/binh-phuoc-nho-moi-xa-mot-san-pham-ma-nhieu-nong-san-o-day-duoc-noi-tieng-khap-ca-nuoc-20210415160409871.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã