Học tập đạo đức HCM

Bỏ nghề lái xe về trồng sen, thu nửa tỷ/năm

Thứ ba - 01/09/2020 21:52
Bỏ nghề lái xe đường dài, anh Đoàn về quê cùng 2 người khác thuê ruộng bỏ hoan trồng sen bán hoa và củ, năm 2019 thu về hơn 500 triệu đồng.

Kiếm hàng trăm triệu từ đám ruộng bỏ hoang

Gắn bó với nghề lái xe tải chở hàng từ Hải Phòng vào các tỉnh trong miền Nam 12 năm, mức thu nhập không cao nhưng ổn định từ 7 - 10 triệu đồng/tháng, trong giai đoạn gần 10 năm trước đây, nguồn thu nhập đó tạm đủ để anh Vũ Văn Đoàn, quê ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng trang trải cho gia đình.

Nhưng đổi lại, công việc này khiến anh phải rong ruổi khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam để giao hàng, có khi cả tháng trời mới được gặp vợ con khiến anh Đoàn không đành lòng.

Năm 2014, trong 1 lần ra thăm đồng, nhìn những khu ruộng trồng lúa mênh mông trước đây của bà con cỏ mọc um tùm, không người canh tác, thấy lãng phí anh Đoàn quyết định rời bỏ nghề lái xe đã gắn bó hơn 10 năm trời để về quê thuê ruộng bỏ hoang nhằm phát triển kinh tế.

Khu vực trồng sen của nhóm anh Vũ Văn Đoàn tại thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Khu vực trồng sen của nhóm anh Vũ Văn Đoàn tại thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Đoàn nhớ lại: “Vợ tôi là người cùng xã, bên đó có nghề trồng sen bán hoa, bán củ, bán gương sen… sản phẩm từ sen rất được ưa chuộng, thị trường lại ổn định nhưng do canh tác manh mún, thủ công nên thu nhập chẳng đáng là bao.

Lúc đó, tôi đã sống bằng nghề lái xe được 12 năm, cảnh xa nhà xa vợ con rong ruổi hàng tháng trời khắp nơi khiến tôi bắt đầu thấy mệt mỏi. Nhìn những mảnh đồng ruộng bao la bị bỏ hoang, tôi quyết định trở về thuê ruộng trồng sen và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.

Năm đầu tiên, chưa có kinh nghiệm nhiều, ít vốn nên anh Đoàn thuê 1 mẫu ruộng, tiến hành cải tạo và trồng sen. Tất cả các công đoạn đều làm thủ công, lại chưa hiểu rõ về đặc tính của sen nên năng suất thấp, sản phẩm được đưa ra chợ bán, mỗi ngày vài chục kg. Thậm chí có năm mất trắng.

Anh Vũ Văn Đoàn giới thiệu nói về cơ duyên đến với trồng sen làm giàu trên những thửa ruộng bị bỏ hoang. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Vũ Văn Đoàn giới thiệu nói về cơ duyên đến với trồng sen làm giàu trên những thửa ruộng bị bỏ hoang. Ảnh: Đinh Mười.

Sen trồng khoảng 40 ngày là có thể thu hoạch ngó sen, khoảng 30 ngày sau đó, lá sen trải rộng khắp mặt ruộng, sen bắt đầu ra bông và gương sen phát triển, hạt chín, để sen phát triển tốt cần phải canh mực nước ổn định. Trồng sen chỉ từ 4 - 5 tháng là được thu hoạch, nếu được mùa và không bị sâu bệnh phá hoại sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, nhận thấy sản phẩm từ sen bán rất chạy, hầu như thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Anh Đoàn kết hợp với anh Nguyễn Đỗ Điển và anh Nguyễn Văn Hậu tiếp tục bỏ vốn mở rộng diện tích trồng sen, tiến hành cải tạo, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người trồng trước ở các vùng lân cận, mua máy móc hỗ trợ, đầu tư nạo vét ruộng thành ao, dự trữ nước, đầu tư mua giống để tránh rủi ro và chỉ lấy hoa và củ.

Từ đó, mỗi sào anh thu được 2 tạ củ, giá bán trung bình từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, cả năm nhóm của anh Đoàn thu về vài trăm triệu đồng. Thừa thắng, nhóm anh Đoàn tiếp tục tìm mua những thửa ruộng lân cận đang bị bỏ hoang để nhân rộng diện tích trồng sen và chỉ chú tâm vào làm giàu từ cây sen.

“Cây sen thích nghi tốt, chịu đất, chịu nước, nếu biết trồng sẽ rất dễ và cho năng suất cao. Năm đầu tiên tôi làm 1 mẫu, khi có vốn liếng thì nhân rộng ra từ từ, năm 2015 nhân ra được 3 mẫu, đến năm 2018 chúng tôi nhân ra được 10 mẫu. Đặc biệt, năm 2019, có chương trình tích tụ ruộng đất của huyện Kiến Thụy, được hỗ trợ, chúng tôi nhân ra được 7ha, vụ này thu về sau khi trừ chi phí là hơn 500 triệu đồng”.

Trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao nhưng vất vả hơn trồng lúa. Ảnh: Đinh Mười.

Trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao nhưng vất vả hơn trồng lúa. Ảnh: Đinh Mười.

Trồng sen hơn 4 lần trồng lúa

Theo những người trồng sen ở Hải Phòng, sen là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, sinh trưởng mạnh mẽ, thích nghi rất tốt với mọi thời tiết, lại thích hợp trên vùng đất xã Hữu Bằng.

Sản phẩm từ cây sen được thị trường ưa chuộng, có thể bán được từ củ, thân, hoa, lá cho đến hạt. Lá sen dùng làm nước uống, ngó sen dùng để xào, nấu canh, hạt sen và nhuỵ sen dùng nấu cháo, nhân bánh, ướp trà làm chất bổ dưỡng cho trẻ em, người già, hoa được dùng để thờ cúng….

Còn về chi phí với sen lấy củ khá thấp, mỗi 1 mẫu trồng sen mất khoảng 15 triệu đồng, trong đó bao gồm giống, thuốc, phân, chi phí máy móc thu hoạch, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh. Quá trình chăm sóc sen, chỉ cần lưu ý chủ yếu là ở khâu chăm sóc khi sen mới lên đọt non và vất vả nhất ở khâu thu hoạch củ, tuy nhiên nay đã có máy móc hỗ trợ.

Là người gắn bó với đầm sen ngay từ đầu, anh Đoàn chia sẻ, trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định nhưng khá vất vả. Như các cây trồng khác, sen cũng bị sâu, rầy và bọ trĩ phá hại. Muốn sen phát triển nhanh, tươi tốt, thu hoạch được lâu, năng suất cao thì sau 3 tháng sen già phải cắt lá và bón phân một đợt và để ý trừ sâu bệnh.

Sen ở Hải Phòng cho thu hoạch từ tháng 4 cho đến tháng 12 hàng năm, năng suất tại đầm của anh Đoàn là 2 tạ củ/1 sào. Ảnh: NNVN.

Sen ở Hải Phòng cho thu hoạch từ tháng 4 cho đến tháng 12 hàng năm, năng suất tại đầm của anh Đoàn là 2 tạ củ/1 sào. Ảnh: NNVN.

“Trồng sen 100% làm giàu rất nhanh nhưng phải vất vả mới làm được. Giống sen chúng tôi sang bên Đông Hưng, Trung Quốc mua về, đầu tháng giêng trồng, đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 thì thu hoạch cho đến tháng 12. Giống này không ươm được, năm nào mua năm đấy, mất khoảng 7 - 9 triệu/1 mẫu.

So với trồng lúa trồng sen vất vả hơn, nắng mưa gió rét vẫn phải để ý đến sen, chỉ cần không để ý cây bị nấm thì chỉ 4 - 5 ngày là chết hết.

Năm nay bắt đầu thu hoạch lại dịch Covid-19 chưa biết thế nào, còn năm ngoái, trừ chi phí tất cả đi, mỗi sào tôi thu được từ 5 - 7 triệu đồng, so với cấy lúa cao hơn 3 - 4 lần”, anh Đoàn khẳng định.

Dấu ấn của chương trình tích tụ ruộng đất

Theo Phòng NN-PTNT huyện Kiến Thụy, kết quả nói trên từ mô hình trồng sen là một phần dấu ấn của chương trình tích tụ ruộng đất, năm 2019, huyện này đã thực hiện thí điểm một số mô hình tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có 2 mô hình chuyển đổi trồng lúa sang trồng sen, đến nay cũng đánh giá được hiệu quả.

Bà Lê Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Kiến Thụy cho biết: Mô hình chuyển đổi lúa sang trồng cây hàng năm tương đổi hiệu quả và phù hợp với địa bàn huyện.

Hiện nay những chỗ sâu trũng người dân chuyển sang trồng sen cho hiệu quả kinh tế khá cao. Huyện triển khai 2 mô hình, trong đó có mô hình của anh Vũ Văn Đoàn ở xã Hữu Bằng.

Mô hình trồng sen ở xã Hữu Bằng nằm trong diện được hỗ trợ của mô hình tích tụ ruộng đất ở huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Mô hình trồng sen ở xã Hữu Bằng nằm trong diện được hỗ trợ của mô hình tích tụ ruộng đất ở huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

“Cây sen sản phẩm thu hoạch được nhiều như hoa, hạt, củ sen, thân sen cũng đã có doanh nghiệp đặt vấn đề mua. Huyện hỗ trợ 50% kinh phí thuê ruộng, khoảng 15 triệu/ha, người dân có hợp đồng thuê ruộng từ 10 năm trở lên. Thực ra kinh phí cải tạo đồng ruộng rất lớn nên huyện hỗ trợ chỉ là động viên, kích cầu.

Hiện tại, các hộ trồng sen đều cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tiêu thụ tốt, thương lái tìm đến mua nhiều, đã thu hút khách du lịch đến chụp ảnh, ngắm sen”, bà Huyền thông tin.

Năm 2019, huyện Kiến Thụy đã triển khai được 11 mô hình với tổng diện tích 86,6ha, trung bình 7,87 ha/mô hình tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Trong đó, mô hình tích tụ ruộng đất chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm có 16,6 ha với 2 mô hình trồng sen và 1 mô hình trồng lúa luân canh trồng dưa hấu.

Với mô hình với mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá, sen là đối tượng cây trồng triển vọng thay thế cây lúa tại các vùng sâu trũng. Là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh cho thu hoạch với chi phí sản xuất thấp và đầu ra sản phẩm ổn định, hiệu quả sản xuất 200 - 250 triệu/ha.

Ngoài sản phẩm thu hoạch như hoa, ngó, lá thân, củ… mô hình còn là điểm du lịch sinh thái thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh và các chủ mô hình thả một số loại cá truyền thống để làm sạch nguồn nước đồng thời tăng thêm nguồn thu.

Theo Đinh Mười/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay33,172
  • Tháng hiện tại343,407
  • Tổng lượt truy cập92,721,071
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây