Học tập đạo đức HCM

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Thứ sáu - 26/02/2021 03:35
Ngày 23/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị về tình hình chăn nuôi và kế hoạch triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, tại thời điểm cuối tháng 12/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 27,3  triệu con, tương đương 88,7% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Dự kiến đến cuối quý I-2021, công tác tái đàn đạt 5,5 triệu con, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 73,6% so với thời điểm chưa có bệnh DTLCP. 

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, bệnh Dịch tả lợn châu Phi chỉ xảy ra ở phạm vi hẹp, số lợn phải tiêu hủy khoảng 2.000 con; chăn nuôi gia cầm, trâu, bò phát triển ổn định... Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), đàn gia cầm của cả nước tháng 01/2021 tăng khoảng 6,5% so với cùng thời điểm năm trước. Trong năm 2021, dự kiến tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt khoảng 5-6%; sản lượng thịt các loại đạt 5,7 triệu tấn. Trong đó, thịt lợn đạt 3,67 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2020; thịt gia cầm đạt 1,5 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt bò đạt 395.000 tấn, tăng 6%.

Theo Cục Thú y, cùng với các nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng được tăng cường kiểm soát, khống chế tốt như: Cúm gia cầm; Lở mồm long móng; Tai xanh; Tụ huyết trùng, Phó thương hàn… nhất là dịch tả lợn châu Phi. Trong 2 tháng đầu năm 2021, dịch dịch tả lợn châu Phi chỉ xảy ra ở phạm vi hẹp, số lợn phải tiêu hủy khoảng 2.000 con.

Tuy nhiên, trong 2-3 năm vừa qua, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng mạnh trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa bảo đảm yêu cầu an toàn sinh học còn chiếm tỷ cao; đặc biệt là việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm gia tăng rất mạnh do nhu cầu thực phẩm trong giai đoạn Tết và một số lễ hội đầu xuân… nên dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nguy cơ tái phát, lây lan diện rộng là rất cao.

Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ với các giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát, khống chế dich bệnh, không để phát sinh và lây lan diện rộng; thành lập hàng chục đoàn công tác của Bộ, của Cục Thú y đến các địa phương để hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ triển khai phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước chủ động giám sát dịch bệnh ở phạm vi rộng để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, dứt điểm khi dịch mới phát sinh, ở diện hẹp.

Riêng về nghiên cứu vắc xin phòng bệnh DTLCP, ngay sau khi Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu, chọn lọc được chủng vi rút để sản xuất vắc xin, Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y cùng với các doanh nghiệp (Công ty Navetco) chủ động hợp tác chặt chẽ với đối tác Hoa Kỳ để tiếp nhận chủng giống, tổ chức nghiên cứu, đánh giá an toàn, hiệu lực của vắc xin. Theo báo cáo của Công ty Navetco, sau 5 lần thí nghiệm, vắc xin có khả năng bảo hộ 100% số lợn được tiêm vắc xin và công cường độc trong phòng thí nghiệm; trong điều kiện sản xuất cho thấy đã bảo hộ được 80% số lợn được tiêm vắc xin, công cường độc và hiện đang tiếp tục theo dõi được hơn 3 tháng sau tiêm phòng.

Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành vắc xin; tổ chức đánh giá vắc xin DTLCP theo tinh thần khẩn trương nhất, tích cực nhất để sớm có vắc xin phục vụ sản xuất, nhưng phải đáp ứng yêu cầu khoa học, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng theo quy định.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Trong năm 2021, chăn nuôi được coi là dư địa lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị ngành Nông nghiệp. Hiện các loại dịch bệnh như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, tai xanh trên lợn, lở mồm long móng, viêm da nổi cục… vẫn đang được khống chế tốt trên cả nước nhưng các đơn vị chức năng, các địa phương cần hết sức lưu ý. Bởi đây đang là thời điểm chuyển giao mùa sau Tết âm lịch nên gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh. Mặt khác, trong 2-3 năm vừa qua, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng mạnh trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa bảo đảm yêu cầu an toàn sinh học còn chiếm tỷ cao. Đặc biệt là việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm gia tăng rất mạnh do nhu cầu thực phẩm trong giai đoạn Tết, thậm chí là cả nhập khẩu… nên dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nguy cơ tái phát, lây lan trên diện rộng là rất cao.

Toàn cảnh Hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh việc nghiên cứu sản xuất vắc-xin đối với bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Thời gian tới, các đơn vị cần tập trung triển khai Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và hoàn thiện hệ thống quản lý; cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ số trong quản trị, đặc biệt là tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tăng cường khâu kiểm nghiệm, khảo nghiệm để tham chiếu; thúc đẩy tái cơ cấu ngành hàng, chuỗi liên kết. Doanh nghiệp phải là hạt nhân từ việc cung cấp thức ăn đến giống, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; mở rộng thị trường xuất khẩu chăn nuôi; đẩy mạnh việc đánh giá kết quả nghiên cứu vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi để cuối quý II, đầu quý III-2021 đưa vào sản xuất thương mại.

HNN (mard.gov.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,262,354
  • Tổng lượt truy cập88,617,424
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây