Học tập đạo đức HCM

Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng để làm thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Thứ ba - 06/04/2021 08:42
Giai đoạn 2021 - 2025, Cà Mau đưa ra mục tiêu có ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 90 sản phẩm đạt 3-4 sao trong chương trình sản phẩm OCOP, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 300 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, trong năm 2020, tỉnh có 33 sản phẩm được công nhận, chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Trong đó, có 3 sản phẩm đạt 4 sao và 30 sản phẩm đạt 3 sao.

Theo đó, hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm. Đặc biệt, hầu như các đặc sản của Cà Mau như cua, tôm, ba khía… đều được chứng nhận sản phẩm OCOP.

Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng thực hiện chương trình sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Cà Mau tích cực giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, các đặc sản là sản phẩm OCOP ở nhiều kênh. Ảnh: Chúc Ly.

Nhiều nhất là các sản phẩm tôm, như bánh phồng tôm (38% tôm), bánh phồng tôm (tôm sú), bánh phồng tôm (tôm đất), tôm khô, tôm rang, chà bông tôm, tôm khô sinh thái, tôm xẻ, tôm khô tách vỏ,... Sản phẩm cua có thịt cua sinh thái, cua biển Năm Căn...

Ngoài ra, còn một số loại cũng được xem là đặc sản ở Cà Mau,  như cá khô bổi (cá sặc), ba khía muối, chả cá phi, dưa bồn bồn, bánh phồng hàu…

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cà Mau đưa ra mục tiêu phấn đấu có ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 90 sản phẩm đạt 3-4 sao. Trong đó, xây dựng và phát triển các mô hình du lịch lên sàn" OCOP như: Du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng...

Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng thực hiện chương trình sản phẩm OCOP - Ảnh 2.
Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng thực hiện chương trình sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Hàng loạt sản phẩm là các đặc sản của Cà Mau đều được công nhận sản phẩm OCOP. Ảnh: Chúc Ly.

Nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn này là hơn 302 tỷ đồng. Trong đó vốn chủ thể tham gia là hơn 102 tỷ đồng.

Để thực hiện tốt chương trình giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ NNPTNT tăng nguồn lực đầu tư cho chương trình OCOP thông qua các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Đồng thời, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu, nhằm nâng cáo kiến thức, kỹ năng thực hiện Chương trình nhất là cấp cơ sở, chủ thể.

Kiến nghị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ NNPTNT và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình OCOP.

Theo Chuc Ly/danviet.vn
https://danviet.vn/ca-mau-hon-300-ty-dong-de-lam-thuong-hieu-cho-cac-san-pham-ocop-20210405200605842.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay8,664
  • Tháng hiện tại63,422
  • Tổng lượt truy cập101,822,965
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây