Học tập đạo đức HCM

Cao Bằng: Đóng cọc xuống ruộng, trồng loài cây thích bò ra quả đỏ, ăn khen ngọt mà bán cũng đắt hàng

Thứ ba - 29/12/2020 21:51
Ngước lên là thanh long, cúi xuống vẫn thanh long, nhìn ngang đâu cũng một màu xanh thẫm của bạt ngàn những "cánh đồng" thanh long. Cây thanh long được mệnh danh là "cây thoát nghèo" ở chốn non cao huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng).

Chúng tôi thực sự ấn tượng bởi những cánh đồng thanh long lút mắt, trải dài suốt dọc từ xã Minh Tâm lên đến tận trung tâm huyện lỵ Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng. Cây thanh long ruột đỏ ở đây được trồng nhiều đến bạt ngàn, khỏe khoắn vươn mình trong cái rét đậm, rét hại.

Kỳ lạ nông dân Cao Bằng: Đóng cọc bê tông xuống ruộng để thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 1.

Cán bộ Hội Nông dân huyện Nguyên Bình thăm mô hình trồng cây thanh long tại xóm Nà Gọn.

Anh bạn đi cùng chúng tôi bảo, ở Nguyên Bình, bà con ăn thanh long, ngủ thanh long, nằm mê cũng quều quào vặt trái thanh long. Không biết từ bao giờ, cây thanh long đã được người nông dân của huyện Nguyên Bình trìu mến gọi là "cây thoát nghèo".

Khi chúng tôi lên Nguyên Bình, những vườn thanh long tại đây cũng vừa hết vụ, chỉ còn lác đác một vài quả trên cành. Những cây thanh long sau kỳ thu hoạch đang được nông dân cắt tỉa, chăm bẵm, bón phân.

Kỳ lạ nông dân Cao Bằng: Đóng cọc bê tông xuống ruộng để thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 2.

Chị Lãnh Thị Chanh, xóm Nà Gọn, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) phấn khởi khi mô hình trồng cây thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều loại cây trồng khác.

Chị Lãnh Thị Chanh (xóm Nà Gọn, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) cho biết, ruộng thanh long của gia đình chị tuy mới trồng được 3 năm, tổng diện tích khoảng chừng 2.000m2 nhưng đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. 

Vườn thanh long của chị Chanh chủ yếu là giống thanh long đỏ cùng một ít diện tích thanh long trắng.

"Trồng cây thanh long đầu tư ban đầu cũng không nhiều lắm, chủ yếu là tiền mua giống cây và đóng cọc bê tông cho cây bò bám. Về chăm sóc cây thanh long cũng không vất vả nhiều, chỉ tỉa cành, bón phân. Do đa phần dưới gốc thanh long của gia đình tôi đều trồng rau nên cơ bản cũng sạch cỏ", chị Chanh cho biết.

Theo chị Chanh, một năm, cây thanh long cho quả được tầm 4 tháng, lứa trước tiếp lứa sau liên tục. Nguyên Bình là đất có tiếng về thanh long nên đầu ra cũng rất ổn định, ngoài bán lẻ cũng có tư thương đến mua tận vườn.

"Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng rau nên hiệu quả kinh tế không được cao. Nay gia đình thực hiện mô hình trồng cây thanh long xen lẫn với rau thấy hiệu quả kinh tế vượt trội hơn hẳn, thu nhập có thể lên đến 100 triệu/vụ", chị Chanh chia sẻ.

Kỳ lạ nông dân Cao Bằng: Đóng cọc bê tông xuống ruộng để thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 3.

Dưới những cây thanh long được chị Chanh trồng rau nên cỏ cũng thường xuyên được làm sạch.

Dẫn chúng tôi lên vườn thanh long của gia đình bà Mạc Thị Hoan (xóm Nà Gọn, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), chị Lục Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nguyên Bình cho biết, trong những năm qua, nhiều hội viên nông dân của thị trấn Nguyên Bình đã thực hiện thành công mô hình trồng cây thanh long.

Kỳ lạ nông dân Cao Bằng: Đóng cọc bê tông xuống ruộng để thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 5.

Vườn thanh long của hộ gia đình bà Mạc Thị Hoan, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) được làm cỏ sạch sẽ sau khi thu hoạch.

Giống như chị Lãnh Thị Chanh, bà Hoan hôm nay cũng đang tất bật với vườn thanh long của gia đình. Vườn thanh long của gia đình bà Hoan cũng mới trồng được hơn 3 năm, mô hình được thực hiện nhờ vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Bà Hoan chia sẻ, gia đình bà chỉ toàn người già nên trồng ít diện tích cây thanh long, chỉ khoảng 1200m2. Bà thấy trồng cây thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác mà trước đây đã trồng.

"Tôi được vay Quỹ Hỗ trợ nông dân với số tiền 40 triệu đồng để thực hiện mô hình trồng cây thanh long. Với vườn cây, đàn lợn, đàn gà mà gia đình đang nuôi trồng, mỗi năm cũng dành được một khoản tiền kha khá", bà Hoan nói.

Kỳ lạ nông dân Cao Bằng: Đóng cọc bê tông xuống ruộng để thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 4.

Chị Lục Thị Phương Thảo (giữa), Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) thăm, kiểm tra và trao đổi về kỹ thuật tại vườn thanh long của bà Mạc Thị Hoan.

Theo chị Lục Thị Phương Thảo, hộ gia đình bà Mạc Thị Hoan và hộ gia đình chị Lãnh Thị Chanh là hai trong số những hộ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội để thực hiện mô hình trồng cây thanh long. Mô hình này đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hội viên.

"Không chỉ hộ bà Hoan, chị Chanh, phần lớn nông dân thị trấn Nguyên Bình đều ít nhiều có trồng thanh long. Cây thanh long rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây nên sinh trưởng phát triển tốt. Từ việc thực hiện mô hình cây thanh long, tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương đã giảm đáng kể", Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nguyên Bình cho biết thêm.

 Theo Chiến Hoàng/danviet.vn
https://danviet.vn/cao-bang-dong-coc-xuong-ruong-trong-loai-cay-thich-bo-ra-qua-do-an-khen-ngot-ma-ban-cung-dat-hang-2020122823194731.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm426
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,153
  • Tổng lượt truy cập90,260,546
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây