Học tập đạo đức HCM

Chuyện lạ ở Lào Cai: Vì sao ở đây nhiều hộ xin ra khỏi diện nghèo?

Thứ sáu - 30/04/2021 10:00
Ở xã khó khăn Tân Tiến (huyện Bảo Yên, Lào Cai), nơi giao thông chưa thuận lợi, trình độ dân trí không đồng đều, cuộc sống của đại bộ phận người dân còn rất khó khăn, nhưng có câu chuyện lạ là không ít hộ tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện nghèo.

"Nghèo thế đủ rồi"

Ngược những con dốc cua tay áo, cán bộ làm công tác giảm nghèo của xã Tân Tiến đưa tôi đến gia đình ông Thào Seo Páo ở thôn Cán Chải. Bên ấm nước được đun bằng cây rừng thơm phức, ông Páo cười ngượng khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về công cuộc thoát nghèo của gia đình. 

Ngày ông Páo quyết định viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, nhiều người trong thôn còn hoài nghi, bởi ở đất Cán Chải này, cái gì cũng khó thì tìm đâu ra hướng làm giàu. Một vài người còn ngỏ ý khuyên ông ở lại danh sách hộ nghèo để được hưởng chính sách hỗ trợ, ít nhất cũng không lo bị đói bụng khi đến mùa giáp hạt.

Để thực hiện quyết tâm thoát nghèo, ông Páo vay vốn ngân hàng mua cây quế, cây mỡ về trồng trên diện tích đất đồi của gia đình đã bỏ không nhiều năm. Ông còn chủ động đến gặp bí thư chi bộ (người có kinh tế khá trong thôn) để được tư vấn hướng phát triển kinh tế. Sau nhiều lần trò chuyện, ông Páo hiểu ra, muốn đủ lương thực thì phải biết chọn giống lúa có năng suất cao đưa vào canh tác.

gop/ Nhiều hộ xin ra khỏi diện nghèo ở xã Tân Tiến - Ảnh 1.

Ông Páo chuẩn bị quế giống cho vụ trồng rừng mới. Ảnh: T.N

"Cách đây ba năm, được cán bộ xã, thôn tuyên truyền, tôi đã hiểu ra và quyết tâm thoát nghèo. Trước khi cầm bút viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, tôi có nói với vợ, mình nghèo thế đủ rồi, giờ phải cùng nhau phát triển kinh tế để các con có cuộc sống tốt hơn".

Ông Thào Seo Páo

Vụ đầu tiên thu hoạch từ cấy lúa giống mới, lòng ông Páo vui khó tả, bởi số bao thóc thu về trên cùng diện tích canh tác tăng gần gấp đôi. 

Sau khi tính toán số thóc phục vụ nhu cầu lương thực cho cả gia đình, số dôi ra, ông mang bán để mua giống gà, lợn về nuôi. Để tiết kiệm tiền mua cám cho gà, lợn, vợ chồng ông trồng thêm ngô, sắn. 

"Tích tiểu thành đại", dần dà, ông mua thêm được 3 con trâu để nuôi vỗ béo. Ngay năm đầu tiên không phải chịu cảnh thiếu lương thực khi mùa giáp hạt đến, ông Páo đưa vợ xuống trụ sở UBND xã để cùng viết đơn xin thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Chỉ về phía xa nơi có quả đồi xanh ngắt, đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc, ông Páo bảo: Hai năm qua, gia đình tôi cần mẫn trồng rừng. Khi đồi cây gần nhà đã được phủ xanh, vợ chồng tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng quế và bồ đề ở những khu đồi mà cha ông để lại. 

Có khi chúng tôi ở lại lán cả tuần, thức ngủ cùng cây... Không phụ công người, hơn 3 vạn cây quế, mỡ của gia đình tôi giờ đã vươn lên xanh mướt cả một khoảng trời.

Giờ đây, cuộc sống của gia đình ông Páo đã tạm đủ đầy. Một ngày không xa, khi diện tích quế, mỡ đến kỳ thu hoạch, giấc mơ trở thành hộ có kinh tế giàu ở bản Cán Chải của ông sẽ thành hiện thực.

"Vì tôi còn trẻ"

Con đường từ Cán Chải vắt sang Nậm Bắt thật nhọc nhằn, dốc cứ cao vút tựa lên cổng trời. Chỉ với 7km, nhưng quá nửa chặng đường tôi phải xuống xe đi bộ. Trên đường đi, tôi gặp nhiều tốp thanh niên đang lên nương, nghe họ nói với nhau về việc mở rộng diện tích trồng rừng, đưa thêm cây ớt vào trồng để tăng thu nhập...

Từ đường trục thôn, rẽ vào lối mòn để sang nhà anh Đặng Tà Pao (thôn Nậm Bắt), tôi đã nghe thấy tiếng anh Pao hướng dẫn tốp thợ lái máy xúc làm kè để mở rộng đường lên nhà. Dáng người nhỏ bé, nước da đen sạm, quần xắn ống vẩy, đôi tay lem luốc đầy bùn đất trông anh Pao như già hơn so với tuổi 28.

Trong ngôi nhà gỗ rộng rãi được dựng năm 2019, khu vực chính giữa được anh Pao dùng tích trữ thành quả lao động sản xuất. Vì Nậm Bắt vừa mới có điện lưới quốc gia và chưa được phủ sóng điện thoại nên trong nhà anh Pao, ngoài ngô, thóc và sắn, không có vật dụng hiện đại.

Vừa rót chén nước mời khách, anh Pao nói vui: "Tiền tôi để trên đồi. Khi nào Nậm Bắt có đường đẹp, có sóng điện thoại, tôi sẽ lên đồi lấy tiền đi mua ti vi, tủ lạnh". Hóa ra, câu nói này của anh Pao là ngầm "khoe" thành quả của gia đình sắp đến kỳ cho trái ngọt.

Nhiều lần có công việc đến các thôn vùng thấp chơi, anh thấy bạn bè cùng trang lứa có nhà rộng để ở, của ăn, của để mà không khỏi chạnh lòng. Cuối năm 2016, anh bàn với vợ và đi đến quyết định, phải thoát nghèo thành công. 

Nói là làm, vợ chồng anh vay vốn ngân hàng để trồng hơn 2ha quế và bồ đề. Khu đất sau nhà anh trồng sắn và ngô lấy thức ăn phục vụ chăn nuôi. Toàn bộ 3 sào ruộng của gia đình được anh chuyển sang cấy giống mới có năng suất cao thay vì lối canh tác truyền thống.

Có chút vốn, anh Pao mua thêm trâu và lợn bản địa về nuôi. Ngay sau khi nộp lá đơn xin thoát khỏi danh sách hộ nghèo, vợ chồng anh Pao ăn mừng bằng cách dựng ngôi nhà gỗ lợp prô xi-măng rộng rãi. 

Bên bếp lửa bập bùng, anh Pao tâm sự: "Tôi thấy mình còn trẻ, đủ sức khỏe thì không thể nghèo được. Chỉ cần vợ chồng tôi đồng lòng, có quyết tâm thì làm giàu không khó".

Theo Thu Ngọc/danviet.vn
https://danviet.vn/chuyen-la-o-lao-cai-vi-sao-o-day-nhieu-ho-xin-ra-khoi-dien-ngheo-2021042816451565.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay26,418
  • Tháng hiện tại294,041
  • Tổng lượt truy cập92,671,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây