Là con nhà nông, quanh năm gắn bó với ruộng vườn, anh Thành nhận thấy: những năm gần đây, do môi trường nước thay đổi, số lượng ốc nhồi khan hiếm dần.
Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ sản vật này rất lớn, nhưng tại địa phương và khu vực lân cận vẫn chưa có ai nuôi ốc nhồi. Anh Thành mạnh dạn đưa ốc nhồi về thả nuôi.
Cơ duyên đến với nghề nuôi ốc của anh Thành cũng rất tình cờ. Trong một lần đi tìm hiểu về mô hình nuôi dúi, anh Thành được nghe về mô hình nuôi ốc nhồi đạt hiệu quả kinh tế rất cao.
"Mình có sẵn ao, họ nuôi ốc nhồi được thì mình cũng nuôi được. Tại sao mình không nuôi thử, trong khi ao lâu nay thả cá rô phi thu nhập chẳng đáng kể?" - nghĩ là làm, anh Thành quyết định chuyển sang nuôi ốc nhồi.
Năm 2019, anh Thành lặn lội ra tận tỉnh Hải Dương mua một ít ốc nhồi giống về thả nuôi thử. Kinh nghiệm chưa có, nên thời gian đầu ốc nhồi bị chết, chậm lớn. Anh Thành ghi chép cẩn thận, tìm hiểu thêm để rút ra kinh nghiệm. Lứa sau, anh mạnh dạn thả 30.000 con ốc bố mẹ.
Anh Thành cho biết, thức ăn cho ốc hoàn toàn bằng tự nhiên và rất dễ kiếm như bèo tấm và các loại rau, củ quả…
Tuy nhiên, cần cho ốc nhồi ăn đúng, đủ, đều đặn, tránh tình trạng để ốc thiếu ăn sẽ chậm lớn hoặc dư thừa dễ gây ô nhiễm môi trường nước khiến ốc bị chết, mắc bệnh.
Anh Thành lưu ý điều đặc biệt là hạn chế việc cho ốc nhồi ăn cám làm bẩn nước. Người nuôi ốc nhồi cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi.
Ao nuôi ốc nhồi cần thả bèo lục bình làm nơi ở cho ốc, vừa tạo không gian xanh mát mẻ vào mùa nóng, ấm áp vào mùa lạnh.
Bên cạnh đó, không nên thả các loại cá chung ao nuôi ốc nhồi để tránh tình trạng cá ăn ốc và khuấy động nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của ốc.
Ngoài ra, nguồn nước trong ao nuôi ốc nhồi phải được kiểm soát chặt chẽ, không nhiễm các loại hóa chất độc hại và điều chỉnh độ pH, giảm phèn.
Sau khoảng 6 tháng nuôi, ốc nhồi bắt đầu sinh sản, thời gian sinh sản thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch.
Mỗi con ốc nhồi mẹ đẻ từ 5 – 10 cụm trứng/năm, nở ra 100 – 150 ốc con. Khi ốc nhồi sinh sản cần gom trứng về ấp để tỷ lệ nở cao, giảm thiểu thiệt hại do các sinh vật khác phá hoại, ăn trứng.
Trong quá trình ấp trứng ốc nhồi thường xuyên quan sát trứng, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.
"Ưu điểm của nuôi ốc nhồi là thời gian thu hồi vốn nhanh, bởi cứ 10.000 con ốc nhồi ban đầu sẽ cho 200.000 – 300.000 ốc nhồi thương phẩm. Với giá bán ốc nhồi hiện nay trên thị trường: ốc nhồi giống 500 đồng/con, ốc nhồi thịt 70.000 – 100.000 đồng/kg. Nếu có điều kiện chăm sóc ốc nhồi tốt hơn, thì với diện tích 1 sào ao này có thể mang lại tiền tỷ", anh Thành phấn khởi nói.
Từ mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản, mỗi năm anh Thành thu nhập 300 triệu đồng,
Ốc nhồi anh Trịnh Văn Thành, ở thôn 7 (xã Cư Ni, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) nuôi được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Thời gian tới anh Thành sẽ mở rộng quy mô nuôi ốc nhồi, phục vụ nhu cầu mua ốc nhồi giống của người dân, để có thêm nhiều người phát triển kinh tế từ mô hình này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;