Học tập đạo đức HCM

Gạo sữa đạt chuẩn OCOP 3 sao và cánh đồng không thuốc

Thứ tư - 28/07/2021 08:30
An Giang xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao giá trị nông sản, đưa nông nghiệp phát triển bền vững.
Cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ của ông Dương Xuân Quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ của ông Dương Xuân Quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gạo sữa đạt chuẩn OCOP 3 sao

Nhiều năm qua một lão nông tại An Giang tiên phong sản xuất lúa hữu cơ với phương pháp khá lạ và độc đáo. Đó chính là ông Dương Xuân Quả ở xã Phú Xuân, huyện Phú Tân đã áp dụng thành công sản xuất lúa theo quy trình mới sử dụng vôi lân, sữa tươi và trứng gà để thay thế thuốc BVTV phun cho lúa. Lúa hữu cơ của ông Quả sau khi thu hoạch xong được mang đi sấy thành gạo sữa. Sản phẩm gạo sữa Dương Xuân Quả đạt chứng nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao tỉnh An Giang.

Ông Quả cho biết: Bắt tay vào trồng lúa hữu cơ từ vụ đông xuân năm 2020 với diện tích 8ha. Sản xuất theo quy trình hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV. Sử dụng chủ yếu vôi lân Địa Long, sản phẩm này chứa nhiều nguyên tố trung và vi lượng. Cách làm khá đơn giản, chỉ cần 4 lít vôi lân Địa Long với 2 trứng gà và 2 bịch sữa Vinamilk pha vào bình 24 lít phun cho 1 công lúa.

Mô hình trồng lúa hữu cơ của ông Quả được cấy toàn bộ bằng tay. Có sử dụng thuốc trừ ốc đầu vụ, không sử dụng thuốc trừ cỏ mà chỉ dùng nước ém cho cỏ chết. Ngoài ra, ông còn dùng thảo dược tinh dầu sả đặt xung quanh khu ruộng để xua đuổi các loạt sâu hại cắn phá.

Ông Quả cho biết vụ lúa hè thu năm 2021 lúa đạt năng suất 6,5 tấn/ha. Tuy năng suất không cao so với sản xuất lúa sử dụng phân thuốc hóa học nhưng giảm được chi phí, bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh.

Dùng thảo dược tinh dầu sả đặt xung quanh ruộng lúa để xua đuổi các loại sâu hại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dùng thảo dược tinh dầu sả đặt xung quanh ruộng lúa để xua đuổi các loại sâu hại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cánh đồng không thuốc

Tại huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) có một nơi hơn 20 năm nay nổi tiếng với tên gọi là cánh đồng không thuốc. Nơi đây đã hình thành mô hình sản xuất lúa gạo an toàn sinh học trên 400ha, với hàng trăm hộ nông dân tham gia sản xuất lúa theo hướng an toàn. Đa phần nông dân tự giác không sử dụng thuốc BVTV và hạn chế dùng phân bón hóa học chứng minh hiệu quả nhiều năm qua.

Người khởi xướng là ông Nguyễn Văn Thao (ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú) thực hiện mô hình làm lúa không dùng thuốc BVTV từ năm 1990. Cách làm của ông Thao cũng như nhiều nông dân ở đây là sau khi kết thúc mùa vụ, phơi ải đất, cày bừa, làm vệ sinh mặt ruộng thật kỹ. Sau đó, xuống giống đồng loạt né rầy, gieo sạ thưa khoảng 10-12kg lúa giống/1.000m2.

Ông Thao cho biết: Trong quá trình chăm sóc bón phân cân đối với lượng vừa đủ, không dư đạm. Tăng cường dùng phân hữu cơ để hạn chế lúa bị nhiễm bệnh. Dọc theo các bờ ruộng, bà con trồng nhiều loại hoa, tạo môi trường sinh thái cho các loại thiên địch có lợi phát triển. Khi phát hiện rầy bà con nông dân tiêu diệt bằng cách đặt bẫy đèn chứ không phun thuốc.

Mô hình sản xuất lúa an toàn ở huyện An Phú với 400ha đa phần nông dân tự giác không sử dụng thuốc BVTV và hạn chế dùng phân bón hóa học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình sản xuất lúa an toàn ở huyện An Phú với 400ha đa phần nông dân tự giác không sử dụng thuốc BVTV và hạn chế dùng phân bón hóa học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Mỗi năm An Giang có 637.228 ha sản xuất lúa 3 vụ, đạt sản lượng khoảng 4 triệu tấn. Trong phương pháp canh tác, hiện nay đa số nông dân sản xuất theo phương pháp truyền thống, lạm dụng phân hóa học, sử dụng nhiều loại hóa chất trong phòng trị sâu bệnh cho cây trồng.

Nhằm để giải quyết những thách thức trên, việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp truyền thống sang an toàn và hướng đến tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ là yêu cầu cần thiết. Qua đó người tiêu dùng được sử dụng nông sản an toàn và chất lượng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, An Giang đang xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Từng bước xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hữu cơ, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Theo ông Lâm, An Giang phấn đấu đến 2025 sẽ có 350ha lúa sản xuất hữu cơ đạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước nhất là hình thành vùng sản xuất các sản phẩm hữu cơ và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ.

Từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hữu cơ của tỉnh, góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho nông dân. Phấn đấu đưa tỉnh An Giang là một trong những địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ.

Ngành nông nghiệp An Giang khuyến khích nông dân tận dụng các phụ phế phẩm hữu cơ để làm phân bón cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tăng cường đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái để quản lý dịch hại. Tạo ra sản phẩm hữu cơ mang lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất thông thường tối thiểu 1,5 lần. 

Theo Lê Hoàng Vũ – Văn Vũ/nongnghiep.vn
https://nongsanviet.nongnghiep.vn/gao-sua-dat-chuan-ocop-3-sao-va-canh-dong-khong-thuoc-d298346.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay55,419
  • Tháng hiện tại679,781
  • Tổng lượt truy cập93,057,445
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây