Học tập đạo đức HCM

Giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc

Thứ sáu - 11/12/2020 04:24
Trong 5 năm qua, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn.

Với nhiều thành tích trong việc giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và xóa bỏ hủ tục, Vàng A Tùng sinh năm 1992, dân tộc Mông là một Bí thư Chi bộ trẻ, tiêu biểu của bản vùng cao biên giới Ngải Thầu Thượng, xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) được bầu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội.

"Dân vận khéo" để thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Vốn là anh cả trong gia đình có 5 anh chị em, hoàn cảnh gia đình của Tùng cũng khó khăn như bao gia đình người Mông khác ở bản. Nhưng may mắn, Tùng là một trong số ít thanh niên trong bản được đi học Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Hòa Bình). Tốt nghiệp đại học năm 2015, sau một thời gian làm việc tại một số công ty ở Hải Dương, Bắc Ninh, Tùng quyết định về quê hương lập nghiệp.

Giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc - Ảnh 1.

Vàng A Tùng chăm sóc vườn sâm đất của gia đình và vận động bà con trong bản làm theo để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Nhận thấy cây sâm đất được một số hộ gia đình trồng mang lại hiệu quả kinh tế, Vàng A Tùng đã bàn với gia đình chuyển đổi diện tích trồng ngô sang cây sâm đất, rồi từng bước mở rộng diện tích.

Đến năm 2019, gia đình Tùng đã có khoảng 1ha sâm đất, ngay trong năm đó, gia đình Tùng thu nhập từ cây sâm đất được trên 50 triệu đồng. Ngoài ra, Tùng còn nuôi 8 con trâu, bò; đầu tư chăm sóc 4ha cây thảo quả. Theo đó, mỗi năm gia đình Tùng thu nhập khoảng 120 triệu đồng từ cây trồng, vật nuôi.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, Tùng còn vận động bà con trong bản cùng làm theo, nhờ đó mà đến năm 2019, bản Ngải Thầu Thượng đã trồng được 10ha sâm đất, thu hoạch trên 80 tấn. Sang năm 2020 cả bản đã tiếp tục chuyển đổi nhiều loại cây trồng không hiệu quả sang trồng sâm đất, với diện tích gần 20ha, trở thành bản có diện tích cây sâm đất lớn nhất trong toàn xã. 

Để bà con làm theo, Vàng A Tùng tích cực tuyên truyền vận động bà con trong bản thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tập quán và những hủ tục. Trong quá trình sản xuất, Tùng đã vận dụng kiến thức học được để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất hiệu quả cho bà con, như trồng sớm hơn vụ trước để đủ nước tưới tiêu, kỹ thuật trồng cho năng suất cao hơn…

“Trước đây, đồng bào Mông ở bản chủ yếu trồng ngô, phải chăm sóc vất vả, năng suất thấp. Từ khi chuyển sang trồng cây sâm đất, bà con có thu nhập khá hơn. Năm 2019, hộ nghèo của bản chỉ còn 38/85 hộ, chiếm 44,71%” - Tùng chia sẻ.

Trong công tác vận động người dân góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới, để người dân hiểu, Tùng giải thích cặn kẽ cho bà con về lợi ích có đường đi lại thuận tiện, ô tô có thể vào tận bản sẽ giúp hàng hóa được mua bán thuận tiện, giá cao hơn, bà con có cuộc sống khấm khá hơn… Với cách tuyên truyền vì lợi ích của người dân, Vàng A Tùng đã vận động được hơn 40 hộ dân trong bản hiến hơn 5,8km đất làm đường nông thôn mới.

Đặc biệt, một hủ tục khó thay đổi của đồng bào Mông là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhưng nhờ có Chi bộ và vai trò của Bí thư Chi bộ Vàng A Tùng trong công tác tuyên truyền, mà những năm qua trong bản hầu như không còn tình trạng này.

Hơn 13.513 dự án giảm nghèo được triển khai

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái.

"Về an ninh quốc phòng, vùng dân tộc thiểu số và miền núi là phên dậu của tổ quốc. Về an ninh nguồn nước, 15,4 triệu ha rừng chính là nguồn sinh thủy giữ nước và tạo nước. An ninh về mặt năng lượng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sơ đồ điện lực của Việt Nam hiện nay bằng nguồn điện. Ngoài ra còn có vai trò an ninh về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

4 nhiệm vụ an ninh lớn mang tính bao trùm đó cùng với tiềm năng lợi thế về khí hậu, về thổ nhưỡng, đất đai đa dạng sinh học, đặc biệt là văn hóa đa dạng của 53 dân tộc cư trú trong tổng số 54 dân tộc Việt thật sự là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước” - ông Cường nhận định.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chiếm 75% diện tích của cả nước, là vùng núi cao, biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nơi khó khăn nhất của nước ta. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phân bố tại 51/63 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

Trong những năm qua, các bộ ngành và địa phương đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới.

Nhờ đó, các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trong đó các tỉnh vùng Tây Bắc tăng bình quân 8,4%/năm, Tây Nguyên tăng bình quân 8,1%/năm, Tây Nam Bộ tăng bình quân 7,3%/năm.

Tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ bé, xuất phát điểm thấp, chất lượng tăng trưởng vẫn dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư. Một số địa phương đã bước đầu phát triển các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao như: cà phê, chè, cao su, điều, tiêu, cây dược liệu, cây lấy gỗ và sản phẩm ngoài gỗ...

Đến nay, đã giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất.

Đánh giá về kết quả giảm nghèo trong giai đoạn 2016-2020, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) cho biết: Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước từ 1-1,5%.

Trong 4 năm, cả nước đã có 1.353.805 hộ/tổng số 2.338.569 hộ nghèo đã thoát nghèo (chiếm 58%) và ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Theo số liệu tổng hợp, đánh giá của các tỉnh, trong giai đoạn 2016 - 2019 đã có tổng số 13.513 dự án giảm nghèo được triển khai với hơn 1,5 triệu lượt hộ gia đình được hỗ trợ.

Các dự án tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực trồng trọt (hỗ trợ giống cây lương thực, cây ăn quả, dược liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); chăn nuôi (hỗ trợ giống, làm chuồng trại, thức ăn, vắc xin tiêm phòng); nuôi trồng thủy sản (hỗ trợ giống cải tạo ao nuôi); cơ giới hóa (hỗ trợ mua máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất),…

Sau 5 năm thực hiện các chương trình giảm nghèo vừa qua, người dân đã nhận thức được ý nghĩa sự hỗ trợ của nhà nước trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để có thu nhập ổn định, từ đó tiến tới mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Năm 2020, thu nhập bình quân ước đạt 3,58 triệu đồng/người, tăng 55,8% so với năm 2015 của giai đoạn 5 năm trước.

"Đáng chú ý là chúng ta đã thực hiện chính sách về chuẩn nghèo đa chiều và đây là xu thế là cần thiết. Chúng ta thấy rằng, hỗ trợ giảm nghèo phải gắn với hỗ trợ về thiếu hụt của các chiều. Các chiều ở các vùng miền không giống nhau, có vùng thì thiếu hụt về thu nhập, nhưng có vùng nước sạch mới là quan trọng.

Vì thế, trong giai đoạn tới, chúng ta tiếp tục thúc đẩy thực hiện thêm nhiều chiều nữa trong giảm nghèo đa chiều như: Việc làm gắn với bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất…" – ông Thịnh nói.

Về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đến năm 2025 tăng trên 2 lần so với năm 2020; đến năm 2030, bằng 1/2 bình quân chung cả nước.

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%, đến năm 2030 giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo chuẩn nghèo đa chiều hiện nay). Đến năm 2025, hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư, sắp xếp và bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch.

Theo Khương Lực/danviet.vn
https://danviet.vn/giam-ngheo-o-vung-dong-bao-dan-toc-20201211061230039.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay40,759
  • Tháng hiện tại543,917
  • Tổng lượt truy cập92,921,581
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây