Tính đến tháng 9/2020, tổng diện tích chè của Hà Giang đạt khoảng 20.460 ha, trong đó có 16.970 ha cho thu hoạch và sản lượng chè búp tươi ước đạt 71.000 tấn. Chè Hà Giang được trồng tập trung chủ yếu tại 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần.
Tuy diện tích chè của Hà Giang khá lớn nhưng chủ yếu được trồng phân tán, mật độ không đảm bảo; bên cạnh đó tại một số huyện vùng cao của tỉnh còn tồn tại khá nhiều diện tích chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm; năng suất chè búp tươi đạt thấp, bình quân 38,5 tạ/ha (chỉ bằng 35% so với năng suất của chè Thái Nguyên và 42% năng suất của chè Lâm Đồng).
Nguyên nhân năng suất chè Hà Giang còn thấp là do không đảm bảo mật độ, nhiều diện tích chè đã bước vào giai đoạn già cỗi, việc đầu tư thâm canh không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (chỉ có khoảng 20,7% diện tích đảm bảo về tiêu chuẩn thâm canh).
Bên cạnh đó vấn đề thu hái và chế biến chưa theo đúng qui trình kỹ thuật đã làm giảm năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của cây chè; chủng loại chè đã qua chế biến chưa đa dạng, sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô.
Ngoài ra, tỉnh Hà Giang chưa có hệ thống kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm chè một cách toàn diện trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ…
Trong khi đó Hà Giang lại có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và các tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho quá trình phát triển của cây chè. Do tiểu vùng khí hậu đặc thù đã tạo cho Hà Giang một số thương hiệu chè đặc sản như chè Shan tuyết Lũng Phìn (huyện Đồng Văn), chè Shan Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì), chè Cao Bồ (huyện Vị Xuyên)…Người dân ở các huyện trồng chè đã có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, chăm sóc, thu hái và chế biến các sản phẩm chè….
Xuất phát từ thực tiễn đó, trong những năm qua, Hà Giang luôn xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy công tác trồng mới, đầu tư khoa học kỹ thuật trong quá trình thâm canh, thu hái và chế biến luôn được tỉnh quan tâm bằng nhiều cơ chế chính sách phù hợp như hỗ trợ lãi suất cho người dân và các thành phần kinh tế vay vốn trồng mới, thâm canh, cải tạo các vườn chè già cỗi; hỗ trợ các cơ sở chế biến chè, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm…
Ưu tiên phát triển cây chè theo hướng hàng hóa đi đôi với không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng… Thực hiện mỗi năm trồng mới 500 ha, trong đó trồng thay thế các nương chè già cỗi 50 ha, trồng dặm từ 250 – 300 ha, còn lại là diện tích chè trồng mới...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã