Học tập đạo đức HCM

Hà Nội “lấy ngoại thành chi viện cho nội thành”

Thứ tư - 13/01/2021 00:42
Nhờ nông nghiệp bù đắp cho sự sụt giảm tăng trưởng GDP của dịch vụ du lịch, tổng thu ngân sách của Hà Nội đã lập đỉnh trong bối cảnh ứng phó “đại dịch kép”.

Phá “vòng kim cô” của hai đại dịch

Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chia sẻ về một năm thắng lợi toàn diện của Hà Nội cả về chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội, an ninh trật tự… trong bối cảnh hai đại dịch lớn là Covid-19 và dịch tả lợn Châu phi diễn biến phức tạp.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí. Ảnh: Minh Phúc

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí. Ảnh: Minh Phúc

Thủ đô nổi tiếng là trung tâm chăn nuôi lớn hàng đầu của cả nước. Có thời điểm, tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố lên tới gần 2 triệu con. Sau cơn bão dịch tả lợn Châu Phi cần quét, có thời điểm, số lượng đầu lợn rơi xuống chỉ còn 900.000 con.

Trong bối cảnh đó, TP Hà Nội đã tung gói hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng giúp, người chăn nuôi lợn bị tiêu hủy bởi dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời, đưa ra những chính sách để thúc đẩy hỗ trợ người dân tái đàn lợn. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Nội cho biết: Với tốc độ tái đàn hiện nay, tổng đàn lợn của thành phố ước đạt hơn 1,6 triệu con vào cuối năm 2020.

Mặc dù tổng đàn lợn của thủ đô chưa đạt so với mốc trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên, xét về lợi nhuận mà người nông dân thu được lại cao hơn rất nhiều, bởi giá lợn hơi đã tăng khoảng 30 – 35.000 đồng so với thời điểm trước dịch.

Bên cạnh dịch bệnh trên vật nuôi, trong năm 2020, cả nước có 3 lần phát hiện các ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng. Điều này tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, Thành phố Hà Nội, đặc biệt ngành y tế đã tập trung mọi nguồn lực để phòng chống dịch.

Hàng trăm nghìn mẫu xét nghiệm PCR đã được thực hiện đối với khách du lịch quốc tế cũng như người đến từ các địa phương có dịch trong nước, nhờ đó, thành phố đã phát hiện sớm, cách ly và kiểm soát các ổ dịch. Rất mừng là đến nay Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp tử vong do nhiễm Covid-19.

Năm 2020, GDP ngành nông nghiệp của Hà Nội tăng trưởng hơn 4%. Ảnh: Minh Phúc.

Năm 2020, GDP ngành nông nghiệp của Hà Nội tăng trưởng hơn 4%. Ảnh: Minh Phúc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết: Thời điểm tháng 9/2020, Hà Nội đã rà soát và cho thấy có khả năng hụt thu ngân sách khoảng 56.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội đã có những quyết sách kịp thời để vượt qua khó khăn.

Nhờ đó, tổng thu ngân sách năm 2020 ước đạt 280.000 tỷ đồng, vượt dự toán và cao hơn tổng thu ngân sách năm 2019 (là năm thu ngân sách cao nhất của Hà Nội trong lịch sử từ trước đến nay) khoảng 3,9%”. 100% các quận, huyện đều thu ngân sách vượt kế hoạch.

Lấy tăng trưởng nông nghiệp bù đắp sự sụt giảm

Năm 2020 là năm sản xuất nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội tăng trưởng cao nhất trong 9 năm qua, bên cạnh đó, gần 1.000 sản phẩm OCOP được công nhận. Bí thư Vương Đình Huệ chia sẻ, ngành du lịch đóng góp khoảng 12,75% trong tổng GDP của Thành phố, nhưng năm nay lĩnh vực này bị thiệt hại khoảng 3 tỷ USD, chỉ đóng góp cho tăng trưởng GDP của Hà Nội khoảng 1,5 – 1,7%.

Trong điều kiện như vậy, Thành phố đã tập trung vực dậy nền nông nghiệp. Quý I/2019, nông nghiệp tăng trưởng âm nhưng cả năm 2020, GDP toàn ngành đã bứt phá tăng trưởng 4,2%. Đây là kết quả của tinh thần, định hướng lấy “ngoại thành chi viện cho nội thành” và "góp gió thành bão”.

Ngoài những điểm nhấn trong phát triển kinh tế trong bối cảnh đất nước phải kích hoạt chế độ “thời chiến” vào một số thời điểm do dịch bệnh, chỉ trong năm 2020, Hà Nội đã tổ chức thành công 1.974 sự kiện từ cấp Thành phố đến Trung ương, nhất là sự kiện Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội; Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc… Các sự kiện đã đảm bảo an toàn, có sức lan tỏa.

Việc ứng dụng công nghệ cao đem lại giá trị gia tăng và hiệu quả bền vững trong sản xuất nông nghiệp của Thủ đô. Ảnh: Minh Phúc.

Việc ứng dụng công nghệ cao đem lại giá trị gia tăng và hiệu quả bền vững trong sản xuất nông nghiệp của Thủ đô. Ảnh: Minh Phúc.

Theo ông Vương Đình Huệ, Hà Nội trước hết phải là một trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, rồi mới đến trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội. Muốn phát triển, Hà Nội phải dựa trên nền tảng chủ yếu là phát huy được giá trị tinh thần và văn hóa con người của Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Trên tinh thần đó, năm 2021, Thành ủy Hà Nội sẽ ban hành một Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa của Hà Nội. Bởi, với mức thu nhập bình quân dự kiến khoảng 5.800 USD/người/năm vào năm 2021, Hà Nội hoàn toàn có điều kiện để phát triển công nghiệp văn hóa. Ở một số nước trên thế giới, đây là ngành nghề mới nổi, tiềm năng phát triển rất lớn.

Cũng theo Bí thư Hà Nội, cứ 100 đồng thu được vào ngân sách, Hà Nội sẽ chi 49 đồng cho đầu tư phát triển. Tức là, tỷ trọng chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoảng 49%, trong khi ngân sách nhà nước mới chỉ cân đối được khoảng 27% cho đầu tư phát triển. Trong 5 năm tới, dự kiến ngân sách của Thành phố chi cho đầu tư phát triển sẽ tăng gấp khoảng 1,9 lần so với năm 2020.

Theo Minh Phúc/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ha-noi-lay-ngoai-thanh-chi-vien-cho-noi-thanh-d281508.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,872
  • Tổng lượt truy cập90,253,265
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây