Học tập đạo đức HCM

Sẽ triển khai truy xuất nguồn gốc thủy sản bằng điện tử

Thứ ba - 12/01/2021 04:47
Nhằm đáp ứng quản lý của nhà nước và yêu cầu của thị trường, Tổng cục Thủy sản đang triển khai phần mềm và thí điểm truy xuất nguồn gốc thủy sản bằng điện tử.

Truy xuất nguồn gốc thủy sản là yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác là một trong những yêu cầu bắt buộc để chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

Truy xuất nguồn gốc thủy sản là yêu cầu bắt buộc để góp phần gỡ thẻ vàng của EC. Ảnh: KS.

Truy xuất nguồn gốc thủy sản là yêu cầu bắt buộc để góp phần gỡ thẻ vàng của EC. Ảnh: KS.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản hiện nay là yêu cầu bắt buộc theo nhu cầu của thị trường. Không những các thị trường xuất khẩu mà người tiêu dùng trong nước cũng cần sự minh bạch hóa thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc. Người tiêu dùng họ muốn biết được sản phẩm họ đang sử dụng xuất phát từ khâu cung ứng, sản xuất đến khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm như thế nào.

Theo ông Hùng, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, Việt Nam đã triển khai từ khá lâu. Điều này thể hiện từ Luật Thủy sản năm 2003 đã yêu cầu bắt buộc ngư dân phải ghi chép sổ nhật ký khai thác nhằm phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Đến khi triển khai Luật Thủy sản năm 2017, chúng ta cũng đã triển khai việc truy xuất nguồn gốc thủy sản rất quyết liệt và đồng bộ tại các cảng cá chỉ định của 28 tỉnh ven biển của cả nước.

Hiện nay người tiêu dùng cũng muốn biết sản phẩm họ sử dụng có nguồn gốc từ đâu. Ảnh: KS.

Hiện nay người tiêu dùng cũng muốn biết sản phẩm họ sử dụng có nguồn gốc từ đâu. Ảnh: KS.

“Hiện chúng ta 57 cảng cá đủ điều kiện xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác. Và chúng ta làm khá tốt từ khâu yêu cầu ngư dân khi chép sổ nhật ký khi khai thác trên biển, cũng như tàu chuyển tải thủy sản phải có báo cáo trong việc chuyển tải thu mua từ các tàu khai thác. Về đến cảng chúng ta có bộ phận kiểm soát tại cảng xác nhận nguồn gốc thủy sản. Đến khi các nậu vựa, doanh nghiệp thu mua chế biến thủy sản, thì Chi cục Thủy sản sẽ chứng nhận sản phẩm thủy sản đó trước khi xuất khẩu hoặc tiêu thụ ra thị trường”, ông Hùng chia sẻ.

Triển khai truy xuất nguồn gốc bằng điện tử

Theo các ngư dân khai thác thủy sản, hiện việc ghi chép nhật ký khai thác thủy sản, hầu hết bà con đều đã quen với quy trình này. Do đó, từng mẻ lưới, vùng đánh bắt, sản lượng khai thác…bà con đều ghi chép đầy đủ.

Tuy nhiên theo các ngư dân, thực tế sản xuất trên biển việc ghi chép bằng giấy tờ khá bất tiện, nhất là khi thời tiết có sóng to, gió lớn. Nhiều lúc việc ghi chép bị sóng đánh nước biển lên tàu làm giấy tờ ghi chép bị ướt, lem hết chữ, về bờ không đọc được. Từ đó khiến việc hoàn thiện hồ sơ cho lô hàng khai thác được gặp nhiều trục trặc.

Tổng cục Thủy sản sẽ triển khai thí điểm truy xuất nguồn gốc thủy sản tại một số tỉnh, trong đó có Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Tổng cục Thủy sản sẽ triển khai thí điểm truy xuất nguồn gốc thủy sản tại một số tỉnh, trong đó có Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Liên quan vấn đề trên, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cũng nhìn nhận chúng ta vẫn đang triển khai công tác truy xuất nguồn gốc từ văn bản giấy. Do đó tính chính xác cũng như quy trình trình tự làm sẽ rất mất thời gian và không đảm bảo đủ độ tin cậy. Đặc biệt khi bà con khai thác gặp thời tiết sóng gió sẽ ghi chép khó khăn. Cũng như việc lưu trữ các hồ sơ giấy cũng không thuận tiện.

Vì vậy việc triển khai nhật ký khai thác điện tử, cũng như truy xuất sản phẩm thủy sản trên phương tiện điện tử sẽ cải thiện tính chính xác và thuận tiện trong việc khi chép, vận hành, quản lý hồ sơ truy xuất nguồn gốc. Để giải quyết vấn đề này, Tổng cục Thủy sản đang triển khai xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử và sẽ triển khai thí điểm một số các địa phương như: Vũng Tàu, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên.

Thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ tập huấn cho bà con ngư dân cũng như hệ thống quản lý cảng cá, Chi cục Thủy sản tại 28 tỉnh. Và, sau thí điểm, dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2023 sẽ triển khai áp dụng phần mềm việc truy xuất nguồn gốc thủy sản trên phạm vi cả nước.

Theo Kim Sơ/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/se-trien-khai-truy-xuat-nguon-goc-thuy-san-bang-dien-tu-d281319.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại183,974
  • Tổng lượt truy cập90,247,367
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây