Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả nuôi xen ghép nhiều loại thủy sản

Thứ hai - 23/08/2021 09:01
Mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá cho thấy rất phù hợp với những vùng nuôi thấp triều, thường xuyên xảy ra dịch bệnh.

Thực tế thời gian qua cho thấy, việc triển khai mô hình này ở Quảng Ngãi đã góp phầm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi, tăng hiệu quả kinh tế và hướng tới nghề nuôi ổn định. 

Ông Nguyễn Trường Thạnh (trú thôn Đông Yên 2, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã có gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm sú ao đất truyền thống. Tuy nhiên, qua một thời gian, môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, trang thiết bị phục vụ nuôi tôm không được đảm bảo nên hiệu quả giảm đi.

Người nuôi tôm nhận thấy nhiều lợi ích từ việc nuôi xen ghép nhiều loại thủy sản. Ảnh: N.Đ.

Người nuôi tôm nhận thấy nhiều lợi ích từ việc nuôi xen ghép nhiều loại thủy sản. Ảnh: N.Đ.

Cuối năm 2019, ông Thạnh đăng ký tham gia dự án nuôi thủy sản nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bình Sơn triển khai. Ông Thạnh cho biết, với diện tích ao nuôi gần 5.000 m2, mỗi vụ ông thả nuôi 1.000 con cá đối mục, mật độ 1 con/5m2.

Sau hơn 2 tháng, ông Thạch tiếp tục thả nuôi 100.000 con tôm thẻ chân trắng, mật độ 40 con/m2. Khoảng 90 ngày sau, cũng trên diện tích này, 3.000 con cua biển được thả nuôi với mật độ 10 con/m2. Qua 3 tháng nuôi với tôm và 5 tháng nuôi với cá đối mục, cua biển, tất cả đều sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt hơn 90%.

Bình quân mỗi vụ, ông thu hoạch được hơn 500 kg tôm thương phẩm, 120 kg cá đối và gần 200 kg cua biển. Với giá tôm 95.000 đồng/kg, ông thu về trên 47 triệu đồng; còn cá đối mục với giá bán 100.000 đồng/kg, ông thu thêm trên 20 triệu đồng và 25 triệu đồng từ cua biển; sau khi trừ chi phí gia đình ông lãi trên 70 triệu đồng.

Theo ông Thạnh, khi tham gia nuôi thử nghiệm xen cá đối mục và cua biển, con tôm phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh như trước, môi trường nước trong ao nuôi cũng trong và sạch hơn nhờ cá đối ăn tảo trong hồ.

Cá đối mục nuôi trong ao tôm không chỉ xử lý được môi trường ao nuôi mà còn đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Ảnh: N.Đ.

Cá đối mục nuôi trong ao tôm không chỉ xử lý được môi trường ao nuôi mà còn đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Ảnh: N.Đ.

Ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn cho biết, ngoài những hộ nuôi tôm lót bạt, địa phương còn khá nhiều diện tích ao đất nuôi tôm kém hiệu quả. Nguyên nhân là do môi trường nước nuôi mất cân bằng sinh thái.

Bên cạnh đó, điều kiện ao nuôi, trang thiết bị phục vụ nuôi tôm của nông dân không đầy đủ, dẫn đến việc nuôi tôm của bà con gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng, mưa dông…

Do vậy, khi triển khai thực hiện mô hình nuôi chung các đối tượng tôm, cua, cá đối trong một ao, sẽ có rất nhiều lợi ích như cá đối có tính ăn mùn bả hữu cơ, góp phần làm giảm ô nhiễm đáy ao, chúng sẽ chuyển hóa các chất gây hại ở đáy ao thành những chất ít gây hại hơn đối với vật nuôi.

Từ thành công trước đó, năm 2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn tiếp tục thực hiện dự án vùng nuôi thủy sản nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu trên diện tích 2 ha, với 8 hộ tham gia tại 2 xã Bình Dương và Bình Chánh. Đây là hai địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn của huyện Bình Sơn, tổng diện tích nuôi thực tế là 144 ha, chiếm 74,7% tổng diện tích nuôi thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện.

Tôm nuôi trong môi trường xen ghép với cua, sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: L.K.

Tôm nuôi trong môi trường xen ghép với cua, sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: L.K.

Ông Nguyễn Hoàng Phương (trú thôn Đông Yên 2, xã Bình Dương) là một trong những hộ mới tham gia mô hình. Tháng 4/2021, 3.5002 hồ tôm của ông Phương bắt đầu thả nuôi 750 con cá đối mục và 2.500 con cua biển. Đến tháng 6/2021, diện tích này được thả thêm 100.000 con tôm thẻ chân trắng.

Ông Phương cho hay, thả cua và cá đối mục trước khi thả tôm giống 1 tháng vì cua và cá đối có thời gian sinh trưởng dài ngày hơn. Sau gần 1 tháng thả nuôi, cua và cá đối hoạt động tốt trong ao, làm cho đáy ao thông thoáng, các loại tảo có lợi trong ao phát triển tốt. Tảo trong ao sẽ là thức ăn cho cá đối, do vậy sẽ giảm được nguy cơ tảo bùng phát, môi trường ao ổn định, sinh vật phù du phát triển thuận lợi cho việc thả tôm. 

Với diện tích nuôi nói trên, nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc nên qua gần 5 tháng nuôi, ông Phương thu được 300 kg cua biển, 500 kg tôm, 150 kg cá đối thu về trên 100 triệu đồng. Không chỉ riêng gia đình ông Phương mà nhiều hộ dân ở xã Bình Dương ngày càng nâng cao được hiệu quả từ nuôi trồng thủy sản.

“Mô hình nuôi kết hợp tôm, cua, cá đối rất thích hợp với các ao đất vùng triều nước lợ trong điều kiện môi trường nước mất cân bằng sinh thái, phương tiện thiếu thốn. Sau 2 năm thực hiện, mô hình nuôi kết hợp này đã làm thay đổi cách nuôi tôm độc canh thường xảy ra dịch bệnh, giúp nông dân chuyển sang phương thức nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, giảm rủi ro cho người nuôi tôm và tăng giá trị kinh tế cho người nuôi”.

(Ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn)

Theo Lê Khánh - Như Đồng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/hieu-qua-nuoi-xen-ghep-nhieu-loai-thuy-san-d300826.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay19,879
  • Tháng hiện tại354,727
  • Tổng lượt truy cập92,732,391
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây