Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình tưới tiết kiệm phun mưa tận gốc cho cây cà phê-VnSAT

Thứ hai - 04/05/2020 22:27
Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm đã giúp người trồng cà phê tại tỉnh Kon Tum sử dụng nguồn nước tưới, phân bón và công lao động một cách có hiệu quả.

Áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm giúp giảm 30% chi phí. Ảnh: Tuấn Anh

Áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm giúp giảm 30% chi phí. Ảnh: Tuấn Anh

Trong khi đó, đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh cho biết, áp dụng hệ thống này chi phí nhân công giảm tối đa khoảng 90%. Chi phí phân bón giảm từ 25-30%. Những nhân công khác như đào lắp bồn, nhân công bỏ phân và nhân công phụ như tưới phân, tưới thuốc sẽ giảm rất nhiều.

Đáng chú ý, công nghệ này phù hợp địa hình đồi dốc ở Kon Tum, dễ lắp đặt và vận hành bảo dưỡng.

Sức bật từ gói hỗ trợ VnSAT

Trước đây, người dân thường áp dụng quy trình tưới gốc hay còn gọi là tưới dí. Tưới theo phương pháp này vừa hao nước, vừa tốn nhiều công lao động và hiệu quả sử dụng phân bón thấp, chi phí cao, gây lãng phí.

Trong khi đó, việc áp dụng mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây cà phê lại gặp rất nhiều khó khăn do như chi phí ban đầu cao, trang thiết bị để ngoai trời nên khó bảo quản, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế…

Hệ thống tưới tiết kiệm giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Ảnh: Tuấn Anh

Hệ thống tưới tiết kiệm giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Ảnh: Tuấn Anh

Để giúp người dân, những năm qua dự án VnSAT Kon Tum đã hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn công nghệ tưới tiết kiệm tại 3 huyện Đăk Hà, Kon Plông, Đăk Glei. Theo đó, dự án sẽ hỗ trợ 50% chi phí thiết kế và xây lắp trang thiết bị, người dân chỉ cần bỏ vốn đối ứng còn lại là có hệ thống tưới tiết kiệm. Qua đánh giá thực tế, 100% diện tích áp dụng mô hình tưới tiết kiệm cho cây cà phê đều đem lại lợi ích cao.

Đề cập về gói hỗ trợ, ông Nguyễn Xuân Hải cho biết, dự án VnSAT triển khai chương trình tưới  tiết kiểm theo hình thức hỗ trợ 50% khiến người dân rất phấn khởi.

“Không phải gia đình nào cũng có thể bỏ ra 90 triệu đồng để lắp đặt công nghệ tưới tiết kiệm. Nhưng với việc hỗ trợ 50% chi phí thực sự đã giúp ích cho họ rất nhiều” – ông Hải chia sẻ.

Ông Nguyễn Tri Sáu cũng cho biết thêm, hiện có hơn 32 ha trồng cà phê của HTX được dự án VnSAT hỗ trợ theo hình thức 50/50. Nguồn hỗ trợ này rất quan trọng và thiết thực nếu không người dân sẽ không đủ sức để đầu tư công nghệ tưới tiết kiệm cho vườn cà phê của mình.

“Để áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm từ máy bơm, hệ thống phun mưa tận gốc phải mất gần 100 triệu đồng/ha, chắc chắn không nhiều người dân dám đầu tư nhất là khi cà phê cho thu hoạch bấp bênh. Việc dự án VnSAT hỗ trợ 50% sẽ tạo động lực để người dân mạnh dạn đầu tư, qua đó yên tâm sản xuất” – ông Sáu cho biết

Ông Đoàn Năng Rường, Phó Giám đốc dự án VnSAT Kon Tum cho biết, hệ thống tưới tiết kiệm là một trong những chương trình ứng dụng công nghệ cao đang được VnSAT Kon Tum triển khai cho các hộ dân để nâng cao đời sống kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí công lao động, giảm lượng nước tưới, bảo vệ môi trường.

Theo ông Rường, VnSAT Kon Tum được giao khoán hỗ trợ cho người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum xây dựng mô hình tưới tiết kiệm với tổng diện tích 100 ha. Hiện tại, dự án đã hỗ trợ được 36 ha và tiếp tục triển khai hỗ trợ 50 ha trong năm 2020.

Theo ông Rường, tiêu chuẩn để người dân nhận được gói hỗ trợ này thì vườn cà phê phải nằm trong dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại tỉnh Kon Tum. Vườn cà phê không được quá già cỗi, thời gian trồng không quá 15 năm. Quan trọng hơn hết, các hộ dân phải tuân thủ quy trình tái canh cây cà phê theo hướng bền vững.

“Mục tiêu và nhiệm vụ chúng tôi đặt ra phải đẩy nhanh làm việc với các huyện, các xã, các tổ chức nông dân trong việc lắp đặt công nghệ tưới tiết kiệm nhằm hướng đến mô hình sản xuất cà phê bền vững”.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum, với cây cà phê mới trồng, bà con nông dân tiến hành tưới nước 5 - 6 tiếng/ngày, tưới liên tục 3 - 4 ngày để bổ sung lượng nước và giữ ẩm cho cây. Đối với cây cà phê bước vào giai đoạn kinh doanh, cần lắp đặt bổ sung thêm 1 dây tưới nhỏ giọt chạy song song với dây tưới nhỏ giọt cũ (đối diện phía bên kia của gốc cây), tưới nước 3 tiếng/ngày, lịch tưới phù hợp với từng giai đoạn để cây sinh trưởng và trổ bông đúng thời điểm.   

 

Nguồn tin: Tuấn Anh - Đăng Lâm/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay27,885
  • Tháng hiện tại27,885
  • Tổng lượt truy cập88,706,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây