Cũng theo thông tin từ phía Bộ Công Thương, các mặt hàng được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, hàng dệt may, nông sản,... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp.
Bên cạnh các C/O đã cấp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.
Được biết, quy tắc xuất xứ trong EVFTA được quy định tại Thông tư 11 của Bộ Công Thương ban hành vào ngày 15/6/2020. Để đảm bảo hàng hóa của mình khi được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp nắm vững nội dung Thông tư để được có thể đáp ứng tiêu chí của EVFTA.
Điển hình, mặt chủ lực xuất khẩu sang EU của Việt Nam là nông sản được phân thành hai loại hàng hóa. Thứ nhất là loại có xuất xứ thuần túy (cây trồng, sản phẩm được trồng, thu hoạch tại nước thành viên). Ví dụ, cà phê trồng tại Đắk Lắk được coi là sản phẩm có xuất xứ thuần túy của Việt Nam và khi xuất khẩu sang EU sẽ được hưởng ưu đãi 0% đối với mặt hàng này.
Nếu có giống cà phê Thái Lan trồng tại Việt Nam thì sản phẩm đó cũng được coi là sản phẩm xuất xứ thuần túy. Đối với vật nuôi, hiệp định quy định động vật sống sinh ra và lớn lên tại nước thành viên thì được coi có xuất xứ tại Việt Nam.
Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, chỉ có thể được hưởng ưu đãi thuế quan khi đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi cơ bản; hạn mức nguyên liệu; công đoạn gia công, chế biến.
Ví dụ, Bỉ và Thụy Sỹ nổi tiếng về sản phẩm socola nhưng nguyên liệu sản xuất là ca cao chủ yếu nhập khẩu từ châu Phi. Tuy nhiên, do hai quốc gia này làm chuyển đổi cơ bản bản chất hàng hóa thành kẹo socola, do đó, đáp ứng tiêu chí chuyển đổi cơ bản nên vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan.
Hiện tại, EVFTA cho phép áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (C/O mẫu EUR.1) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại Việt Nam, thời điểm áp dụng tự chứng nhận xuất xứ do nội luật quy định. Trước khi áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ thông báo tới EU và ban hành hướng dẫn trong nước.
Cơ chế xác minh xuất xứ trong Hiệp định EVFTA là cơ chế xác minh giữa cơ quan chính phủ và cơ quan chính phủ (G to G), thời gian hai bên phối hợp thực hiện xác minh xuất xứ hồ sơ giấy là 10 tháng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã