Hiện Hà Nội có 18 cơ sở áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Thiện Tâm. |
Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, Hà Nội đã chuyển đổi được hơn 10.000ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản với các mô hình lúa - cá hoặc chuyên cá. Hiện toàn Thành phố có 30.840ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706ha, hồ chứa mặt nước lớn 4.327ha, ruộng trũng 19.807ha; có 600 lồng bè nuôi trồng thủy sản trên các sông, hồ...
Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố đã hình thành 82 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên... Bên cạnh đó, Thành phố có hơn 9.000ha sử dụng chế phẩm sinh học, máy quạt nước trong nuôi trồng thủy sản; khoảng 60 bể nuôi cá theo mô hình “sông trong ao”; 18 cơ sở áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP… Đặc biệt, các hợp tác xã, người dân đã tích cực ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản.
Để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, trong 9 tháng cuối năm Hà Nội sẽ phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 24 nghìn ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 120 nghìn tấn.
Trong đó, tập trung rà soát, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình kết hợp “cá - lúa” hoặc “chuyên cá” với hình thức “ao nổi” tại các huyện nằm trong quy hoạch và vùng úng trũng khác nếu có khả năng nuôi thủy sản. Hiện tổng diện tích tiềm năng trên địa bàn Thành phố chưa đưa vào nuôi là 7.440 ha. Trong đó: Diện tích chuyên canh theo Quyết định 3215 ngày 14/6/2019 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành Danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn Thành phố và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của TP. Hà Nội là 1.936 ha tập trung tại các huyện: Ba Vì, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, Mỹ Đức,…; các diện tích còn lại là 5.503 ha.
Đồng thời triển khai có hiệu quả công tác giám sát, cảnh báo môi trường nước, phòng chống tốt dịch bệnh cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Quản lý tốt về thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi thủy sản. Sử dụng con giống chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
Áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản như công nghệ sông trong ao, biofloc, nuôi thâm canh với các đối tượng chép, trắm cỏ, rô phi.
Liên kết vùng giữa các tỉnh, thành phố trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn để đảm bảo chất lượng, chủng loại giống, vật tư phục vụ cho sản xuất.
Theo Thiện Tâm/chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã