Học tập đạo đức HCM

Khánh Hòa định hướng nuôi biển công nghiệp

Thứ ba - 21/04/2020 09:19
Ngành NN-PTNT Khánh Hòa đang khuyến khích, định hướng phát triển nuôi biển công nghiệp, áp dụng công nghệ kiểu nuôi Na Uy.
Tiềm năng nuôi biển ở Khánh Hòa là rất lớn. Ảnh: MH.

Tiềm năng nuôi biển ở Khánh Hòa là rất lớn. Ảnh: MH.

Đó là chia sẻ ông Võ Nam Thắng, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa với Báo NNVN trong chiến lược nuôi biển trong thời gian tới.

Tiềm năng nuôi biển rất lớn

Khánh Hòa có tiềm năng và thế mạnh rất lớn phát triển nuôi biển, vì có 385 km đường bờ biển và hơn 200 đảo lớn nhỏ, 3 vịnh, 2 đầm phá tương đối kín gió.

Cùng với đó có các Trung tâm Nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản đóng chân trên địa bàn như: Viện Nghiên cứu Thủy sản III Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang, đã thúc đẩy phong trào nuôi biển của tỉnh này phát triển thuộc nhóm dẫn đầu ở các tỉnh ven biển của cả nước. 

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, hiện toàn tỉnh có 5 vùng nuôi trên triều chính gồm các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, TX Ninh Hòa, TP Nha Trang và TP Cam Ranh.

Trong đó, tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, được nuôi tại 4 địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Tính đến đến tháng 12/2019, tổng số lồng thả nuôi toàn tỉnh khoảng 64.566 ô lồng, sản lượng thu được là 1.343 tấn, mang lại doanh thu hàng ngàn tỷ đồng cho người nuôi.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, khó khăn trong phát triển nuôi biển hiện nay của tỉnh là nguồn giống như tôm hùm chưa chủ động sản xuất được, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tự nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài nên giá quá cao và không chủ động được thời gian nuôi. Bên cạnh đó, công tác quản lý các vùng nuôi biển trên địa bàn tỉnh triển khai còn nhiều tồn tại, sự phối hợp của cơ quan liên quan thời gian qua chưa được gắn kết.

Bên cạnh đó, cá biển như cá chẽm, cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng... cũng được nuôi nhiều tại các vịnh, đầm.

Tính đến cuối năm 2019, số lượng lồng nuôi cá của tỉnh khoảng 9.740 lồng, với tổng sản lượng 3.638 tấn, doanh thu cũng hàng ngàn tỷ đồng.

Ngoài ra, một số đối tượng nuôi như cua biển, hàu Thái Bình Dương và rong biển đang góp phần giúp người dân ven biển mang lại hiệu quả.

Theo ông Võ Nam Thắng, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa, thực tế kết quả nuôi biển thu về là chưa tương xứng với tiềm năng mang lại.

Do đó, nếu tỉnh khắc phục những khó khăn, tồn tại liên quan đến công nghệ nuôi, môi trường nuôi, công tác quản lý vùng nuôi tại các địa phương thì hiệu quả mang lại càng cao hơn.

“Ngư dân nuôi biển trong tỉnh hiện chủ yếu theo quy trình truyền thống, quy mô nhỏ, hầu hết lồng nuôi làm từ vật liệu gỗ truyền thống, không chịu được sóng gió lớn.

Và minh chứng là cơn bão số 12 vào tháng 11/2017 đã đánh tan tành lồng bè nuôi truyền thống của người nuôi, thiệt hại rất lớn.
 

Thêm vào đó, công nghệ nuôi của người dân còn lạc hậu, đa số sử dụng thức ăn tươi, mật độ nuôi tại các vùng nuôi chưa đảm bảo, do đó độ rủi ro về môi trường, thiên tai, dịch bệnh rất lớn”, ông Thắng đánh giá và cho biết: “Để giải quyết tồn tại trên, ngành NN-PTNT khuyến khích, định hướng để ngư dân phát triển nuôi biển công nghiệp, thay đổi công nghệ lồng nuôi kiểu gỗ truyền thống sang công nghệ lồng nuôi bằng vật liệu mới, áp dụng công nghệ, quy trình nuôi mới để phát triển nuôi biển bền vững.

Trong công tác quản lý, các địa phương trong tỉnh cần xây dựng và triển khai quản lý vùng nuôi để phát triển nuôi biển tại địa phương một cách hiệu quả; đồng thời có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát triển nuôi tự phát, không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường…”.

2 mô hình nuôi biển công nghiệp điển hình

Theo ông Thắng, hiện trên địa bàn có 2 mô hình nuôi biển quy mô công nghiệp điển hình hiệu quả. Một là, trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I trên vịnh Vân Phong, với quy mô 10ha mặt nước, sản lượng từ 200 - 250 tấn/năm.

Trong đó, toàn khu nuôi có 20 lồng tròn chất liệu nhựa HDPE chịu lực, bão, gió mạnh, chu vi 60m nuôi cá chim vây vàng thương phẩm và 22 lồng vuông kích thước 5x5x5m dùng để nuôi cá giống bố mẹ, ương cá giống.

Trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I trên vịnh Vân Phong. Ảnh: MH.

Trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I trên vịnh Vân Phong. Ảnh: MH.

Đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Nên quy trình nuôi tuyệt đối không dùng kháng sinh, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, tỷ lệ hao hụt thấp (tỷ lệ sống thường đạt trên 75%, có mẻ đạt trên 90% so từ lúc thả đến cuối vụ nuôi kéo dài 6 - 7 tháng).

Hiện sản lượng cá thương phẩm được phục vụ trong nước và xuất khẩu sang Mỹ và các nước Trung Đông…

Hai là trang trại của Công ty TNHH Thủy sản AUSTRALIS cũng đang rất thành công khi nuôi cá biển với quy mô công nghiệp, kiểu lồng Na Uy, với sản lượng trung bình khoảng 2.000 - 2.500 tấn/năm.

“Hiện 2 mô hình nuôi biển công nghiệp này rất hiệu quả và bền vững. Thực tế, cơn bão số 12 (Damrey) đầu tháng11/2017 đổ bộ vào vịnh Vân Phong gió giật cấp 14 - 15 nhưng lồng nuôi không bị thiệt hại gì.

Hơn nữa, lồng nuôi này có ưu điểm với độ bền tối thiểu 50 năm dưới biển. Tuy nhiên khó khăn hiện nay chi phí đầu tư nuôi theo công nghệ lồng Na Uy là rất lớn, dân không đủ kinh phí.

Vì vậy Trung tâm Khuyến nông đang làm mô hình sử dụng vật liệu sản xuất trong nước, nhằm hạ giá thành chi phí đầu tư lồng, để thúc đẩy người dân đầu tư nuôi biển bền vững”, ông Thắng chia sẻ.

 Ưu tiên, khuyến khích hợp tác nuôi biển chất lượng cao

Ông Thắng cho biết, để phát triển nuôi biển bền vững trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý nuôi lồng bè tại các các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và đầm Nha Phu.

Trong đó ưu tiên phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm hùm lồng và cá biển; khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp nuôi thủy sản trong và ngoài nước hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản biển.

Đồng thời phát triển chuỗi liên kết giữa người nuôi trồng thủy sản với các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc...). Cũng như liên kết giữ người nuôi với các doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản để tìm đầu ra ổn định cho ngư dân.

Nguồn tin: Kim Sơ - Minh Hậu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm311
  • Hôm nay48,362
  • Tháng hiện tại325,113
  • Tổng lượt truy cập89,003,447
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây