Học tập đạo đức HCM

Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo: Huy động nguồn lực để giảm nghèo

Thứ hai - 30/11/2020 03:19
Trong 5 năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã ưu tiên, tập trung nguồn lực để hỗ trợ sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Đặc biệt, đối với những xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, do nhận được mức hỗ trợ cao hơn nên đã có những thay đổi, bứt phá rất tích cực.

Gia đình chị Quàng Thị Ngắm (ở bản Giáng, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, Điện Biên) là một trong những hộ được tiếp cận nguồn vốn qua "kênh" của Hội Nông dân với số tiền 100 triệu đồng vào tháng 9/2019.

Xóa nhà dột, có thêm vốn nuôi bò

Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo (bài 4): Huy động nguồn lực để giảm nghèo - Ảnh 1.

Hỗ trợ gà giống cho hộ cận nghèo ở xã Tân Hiệp (Trà Cú, Trà Vinh). Ảnh: Huỳnh Xây

Dù việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2016-2020 đã thu được kết quả, song theo Bộ NNPTNT còn có một số hạn chế và vướng mắc, nhất là nguồn vốn hỗ trợ ít, trong khi đối tượng cần hỗ trợ nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Trong khi đó, ngân sách của các địa phương còn hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho các hộ dân trong việc thực hiện các chương trình để đạt hiệu quả cao.

Chị Quàng Thị Ngắm cho hay: Trước đây, gia đình chị được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện, thời hạn phải trả hết nợ gốc và lãi trong 5 năm. Gia đình sử dụng vốn vay hiệu quả vào phát triển chăn nuôi bò.

Tiền lãi thu được từ chăn nuôi đại gia súc và các nguồn thu khác đã giúp gia đình chị Ngắm xóa được nhà dột nát, xây dựng được nhà sàn bằng bêtông cốt thép kiên cố. Tuy nhiên, thời gian vay và số tiền được vay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi lâu dài như mong muốn. Sau khi đầu tư làm nhà ở thì thiếu vốn đầu tư phát triển kinh tế.

Vừa qua, gia đình chị được vay vốn từ 2 chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH huyện: Chương trình vay hộ nghèo 100 triệu đồng, Chương trình vay nước sạch vệ sinh môi trường 12 triệu đồng. Có vốn, gia đình chị mua 7 con bò giống, xây dựng chuồng trại nuôi gia súc với sự giám sát của cán bộ Ngân hàng CSXH, Hội Nông dân xã, cán bộ bản. Nhờ được gia đình chăm sóc cẩn thận, hiện nay đàn bò phát triển tốt, hứa hẹn cho thu nhập cao.

Ông Quàng Văn Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quài Nưa cho biết: Toàn xã hiện có 1.426 hộ được hưởng chính sách tín dụng CSXH ưu đãi theo quy định của Nhà nước từ 7 chương trình cho vay xóa đói giảm nghèo, với tổng dư nợ 55,4 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay, nông dân xã Quài Nưa đầu tư trồng trọt, mua máy sản xuất, mua thức ăn chăn nuôi… nhưng phần lớn các hộ đầu tư nuôi bò sinh sản.

Qua khảo sát, các hộ được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, nhiều hộ đạt hiệu quả kinh tế khá. Ðiển hình như gia đình anh Quàng Văn Hồng (bản Chá, xã Quài Nưa) được vay 15 triệu đồng từ năm 2003 để mua 3 con bò sinh sản. Sau vài năm, từ những con ban đầu, đàn bò của anh phát triển gấp nhiều lần. Nhờ đó anh có thêm vốn để tăng đàn mở rộng mô hình. Không chỉ trả hết nợ ngân hàng, hiện gia đình anh Hồng còn có đàn bò hơn 14 con với 5 con bò sinh sản; 6 con trâu... Từ một hộ khó khăn trong bản, gia đình anh Quàng Văn Hồng đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ có mức thu nhập khá.

Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo (bài 4): Huy động nguồn lực để giảm nghèo - Ảnh 3.

Từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH, nhiều nông dân xã Quài Nưa (Tuần Giáo, Điện Biên) có vốn đầu tư chăn nuôi bò. Ảnh: Hải Phong

Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53% - vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước từ 1-1,5%. Trong 4 năm đã có 1.353.805 hộ trên tổng số 2.338.569 hộ nghèo (số liệu cuối năm 2015) đã thoát nghèo, chiếm 58%. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%.

Thực hiện Nghị định 78/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng CSXH thực hiện phương thức ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

Đến 31/8/2020, tổng dư nợ chương trình tín dụng thực hiện theo phương thức cho vay ủy thác là 220.545 tỷ đồng (chiếm 99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH); tăng so với năm 2014 là 90.491 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8%, với gần 6,5 triệu tổ viên còn dư nợ thông qua mạng lưới 173.712 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Dồn lực cho xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn

Trong giai đoạn 2016-2020, nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ nguồn lực đầu tư cho các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Số liệu tổng hợp từ 41 tỉnh, thành phố cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2019 đã có tổng số 13.5130 dự án giảm nghèo được triển khai với 1.502.000 lượt hộ gia đình được hỗ trợ.

Các dự án tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực trồng trọt (hỗ trợ giống cây lương thực, cây ăn quả, dược liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); chăn nuôi (hỗ trợ giống, làm chuồng trại, thức ăn, vaccine); nuôi trồng thủy sản (hỗ trợ giống cải tạo ao nuôi); cơ giới hóa (hỗ trợ mua máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất)…

Về công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững, từ 2016-2019, kinh phí đã cấp là 617,448 tỷ đồng. Trong đó, trợ cấp gạo cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng đã hỗ trợ cho 1.460 hộ với số lượng 545 tấn gạo, kinh phí 6,7 tỷ đồng.

Đối với hỗ trợ tiêm phòng cho gia súc và hỗ trợ đất sản xuất ở các huyện nghèo 30a, đã thực hiện tiêm 11.361.530 liều vaccine với kinh phí 166.588 triệu đồng; tạo đất sản xuất (khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang) cho 3.912 hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ 11.919 triệu đồng với diện tích 1.052ha.

Để giúp các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới (NTM), Bộ NNPTNT và các bộ, ngành đã ưu tiên hệ số phân bổ vốn ngân sách cho các xã đặc biệt khó khăn và xã dưới 5 tiêu chí cao hơn 4-5 lần so với các xã không thuộc đối tượng ưu tiên.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 đề án xây dựng NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu biên giới các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An 2016- 2020; đề án xây dựng NTM các xã CT229, các xã còn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn xã hội và các xã khó khăn của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020 và đề án hỗ trợ các thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững.

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn lực huy động của các tỉnh, thành phố có xã đặc biệt khó khăn (bao gồm các huyện nghèo, các xã 135 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo) khoảng 1.445.372 tỷ đồng (bằng 68,3% tổng vốn huy động của cả nước).

Nhờ đó, đến tháng 7/2020, cả nước đã có 222/2.139 xã thuộc Chương trình 135 được công nhận đạt chuẩn NTM (đạt 10,4%); có 130/1.111 xã thuộc 85 huyện nghèo (Chương trình 30a) được công nhận đạt chuẩn NTM. Dự kiến đến hết năm 2020 có khoảng 878 số thôn, bản (khoảng 25%) được công nhận đạt chuẩn NTM.

Đã có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (đạt 12,5%) và 14/30 huyện nghèo được hưởng cơ chế theo Nghị quyết số 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. 

Theo Thu Hà – Khương Lực/danviet.vn
https://danviet.vn/khoi-day-tinh-than-vuon-len-thoat-ngheo-huy-dong-nguon-luc-de-giam-ngheo-20201127162028084.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay30,334
  • Tháng hiện tại297,957
  • Tổng lượt truy cập92,675,621
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây