Học tập đạo đức HCM

Lào Cai: Cát cánh là cây gì mà hoa rất đẹp, người Mông nhổ lên bán thu về tiền tỷ?

Thứ năm - 10/12/2020 18:48
Đến thời điểm này, bà con nông dân người Mông ở xã Tả Văn Chư, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thu hoạch xong củ cát cánh niên vụ 2019 - 2020, ước tính doanh thu đạt trên 5,2 tỷ đồng.

Niên vụ 2019 - 2020, nông dân xã Tả Văn Chư gieo trồng 29,8ha cây dược liệu cát cánh (có 5ha diện tích kế hoạch từ xã Lùng Phình chuyển sang xã Tả Văn Chư thực hiện), tăng 17,8ha so với niên vụ trước. 

Trồng cây cát cánh, người Mông thu tiền tỷ - Ảnh 1.

Nông dân người Mông Tả Văn Chư thu hoạch củ cây dược liệu cát cánh. Ảnh: T.X.C

Cuối tháng 11/2020, tranh thủ thời tiết nắng ráo, Trung tâm Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp huyện Bắc Hà đã phối hợp xã Tả Văn Chư hướng dẫn bà con thu hoạch củ cát cánh và thu mua trực tiếp 100% sản phẩm cho bà con.

Ông Bùi Trọng Nam - Chủ tịch UBND xã Tả Văn Chư cho biết: "Với diện tích gần 30ha, sản lượng 170 tấn, giá bán trung bình 25.000 đồng/kg, bà con người Mông Tả Văn Chư có doanh thu trên 5,2 tỷ đồng, tăng trên 3 tỷ đồng so với vụ trước. 

Đây thực sự là nguồn thu lớn, giúp cải thiện, nâng cao đời sống bà con địa phương, giúp đồng bào Mông có điều kiện sắm sửa đầy đủ cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới".

Ở vùng cao Tả Van Chư, đặc biệt thôn Lả Gì Thàng, những cánh đồng hoa cát cánh cũng đang mang lại bạc tỷ mỗi năm. 

Anh Trần Văn Sơn - cán bộ Trung tâm Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp huyện, phụ trách khuyến nông xã Tả Văn Chư cho biết: "Từ 4 năm nay, chúng tôi đã gắn bó với mô hình trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới tại xã Tả Van Chư. Bà con người Mông được Trung tâm Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp huyện ký cam kết hỗ trợ gieo trồng và bao tiêu 100% sản phẩm; nông dân được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật để mở rộng diện tích trồng cây dược liệu an toàn".

Lào Cai: Cát cánh là cây gì mà hoa rất đẹp, người Mông nhổ lên bán thu về tiền tỷ? - Ảnh 3.

Những cánh đồng hoa cát cánh nở hoa tím ngát đang mang lại bạc tỷ mỗi năm cho đồng bào vùng cao xã Tả Van Chư.

Thay cho việc phải đi làm thuê thì nay, những hộ người dân tộc Mông ở đây lại dành thời gian cho những thửa ruộng trồng dược liệu. Gia đình ông Giàng Seo Giáo (57 tuổi, ở thôn Lả Gì Thàng) là hộ tham gia trồng cây cát cánh lấy giống của huyện từ vụ đông xuân 2017- 2018. Niên vụ 2019 - 2020, gia đình ông trồng gần 0,3ha cây cát cánh, khi thu hoạch được cán bộ Trung tâm Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp huyện đến tận nhà mua với giá 25.000 đồng/kg củ tươi, thu về hơn 80 triệu đồng, cao gấp chục lần so với trồng ngô.

"Năm nay nhà mình dự kiến tăng diện tích lên 1ha. Có người thu mua nên yên tâm lắm" - ông Giáo vui vẻ cho biết.

Trước hiệu quả kinh tế cao của cây dược liệu cát cánh, niên vụ 2020- 2021, xã Tả Văn Chư phấn đấu trồng 40ha, tăng hơn 10ha so với vụ trước. Ngay từ tháng 11, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ phụ trách nông - lâm nghiệp, khuyến nông, các đoàn thể… bám địa bàn vận động, hướng dẫn bà con vừa thu hoạch củ, vừa dọn dẹp làm đất và tiến hành trồng cây cát cánh vụ mới và hiện đã trồng xong 10ha. Xã phấn đấu hoàn thành 100% diện tích trong đầu tháng 1/2021.

Lào Cai: Cát cánh là cây gì mà hoa rất đẹp, người Mông nhổ lên bán thu về tiền tỷ? - Ảnh 4.

Cây dược liệu cát cánh đang được “kì vọng” là cây trồng chủ lực xóa nghèo, góp sức đổi thay diện mạo nông thôn và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Cát cánh là cây thuốc quý chữa ho, tiêu đờm nhưng chưa được nhiều người biết tới tại Việt Nam. Cuốn "Cây thuốc và động vật làm thuốc" của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, ghi: Cát cánh phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Đông - Bắc Á, gồm Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Cây được trồng lâu đời ở Trung Quốc và được nhập vào nước ta khoảng 40 năm gần đây.

Trên lâm sàng, chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm, chống loét và chống viêm.

Nam Dược là một trong những doanh nghiệp tiên phong xây dựng vùng trồng cát cánh tại nước ta nhằm chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất siro ho cảm - sản phẩm giúp giảm ho, tiêu đờm, giải cảm cho trẻ em.

Theo Tráng Xuân Cường/danviet.vn
https://danviet.vn/lao-cai-cat-canh-la-cay-gi-ma-hoa-rat-dep-nguoi-mong-nho-len-ban-thu-ve-tien-ty-20201207164229284.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,258,589
  • Tổng lượt truy cập88,613,659
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây