Học tập đạo đức HCM

Măng tươi rớt giá, ta làm măng khô!

Thứ tư - 18/08/2021 01:38
Từ cây rừng tự nhiên, cây măng mai được trồng, chăm sóc bài bản, giúp bà con đổi thay khấm khá. Năm nay, măng khó tiêu thụ, bà con chuyển phơi làm măng khô.

Lâm Thượng là xã có diện tích trồng măng mai lớn nhất huyện Lục Yên (Yên Bái). Thời điểm này, nông dân đang tất bật thu hoạch măng mai để bán cho các thương lái. Năm nay, bà con rất phấn khởi vì măng được mùa. 

No ấm nhờ mai mai

Đầu tháng 8, mùa thu hái măng mai bắt đầu vào vụ. Tiết trời nắng gắt, oi ả, rất thuận lợi cho bà con đi thu hái măng và phơi măng.

Từ cây rừng tự nhiên, măng mai đã được trồng thành sản phẩm hàng hóa, giúp thay đổi bộ mặt đời sống của xã Lâm Thượng. Ảnh: Khắc Điệp. 

Từ cây rừng tự nhiên, măng mai đã được trồng thành sản phẩm hàng hóa, giúp thay đổi bộ mặt đời sống của xã Lâm Thượng. Ảnh: Khắc Điệp. 

Gia đình chị Hoàng Thị Ngải ở thôn Khéo Lẹng xã Lâm Thượng có gần 6 ha măng mai. Trước đây, diện tích này gia đình chị trồng ngô, sắn. Sau khi thấy hiệu quả từ cây măng mai, gia đình chị đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng măng mai.

Theo chị Ngải, cây măng mai có đặc tính dễ trồng, phù hợp với cả đất dốc và đất bằng, không tốn công chăm bón, không sâu bệnh, trồng khoảng 3 - 5 năm thì cho thu hoạch. Củ măng có trọng lượng từ 1kg đến hơn 8kg, với giá bán trung bình từ 3 - 4 nghìn đồng/kg và được thu hoạch thường xuyên trong 4 tháng. Nếu phơi làm măng khô thì giá khoảng 110 nghìn đồng/kg.

Mỗi năm, trừ tất cả chi phí, gia đình chị Ngải thu về gần 100 triệu đồng từ cây măng mai. Năm nay, do ảnh hưởng của dich bệnh Covid-19, măng mai tuy được mùa nhưng giá thấp nên gia đình chị chủ yếu phơi măng khô để bán dần. Chị Ngải cho biết, chính nhờ trồng cây măng mai mà đời sống của gia đình nhiều năm trở lại đây đã cải thiện rõ rệt, thu nhập khá, có điều kiện mua sắm trang thiết bị sinh hoạt cho gia đình. 

"Năm nay, do dịch bệnh Covid-19 khó tiêu thụ măng tươi nên măng cũng có thể phơi khô để bán dần, khá thuận tiện, không sợ phải bán đổ bán tháo như nhiều loại nông sản khác", chị Ngải nói.

Khéo Lẹng là thôn có diện tích trồng cây măng mai nhiều nhất nhì xã Lâm Thượng, hộ ít thì mấy chục khóm, hộ nhiều lên đến hàng nghìn khóm. Măng mai là cây trồng mọc tự nhiên, có vòng đời sinh trưởng, phát triển từ 50 - 55 năm.

Năm nay, do dịch bệnh Covid-19 khó tiêu thụ măng tươi nên người dân đã chủ động chuyển sang làm măng khô, vừa tăng được giá trị sản phẩm. Ảnh: Khắc Điệp.

Năm nay, do dịch bệnh Covid-19 khó tiêu thụ măng tươi nên người dân đã chủ động chuyển sang làm măng khô, vừa tăng được giá trị sản phẩm. Ảnh: Khắc Điệp.

Trước kia, người địa phương thường không để ý chăm sóc, trồng măng hàng hóa, mà chỉ khai thác tự nhiên được chăng hay chớ. Tuy nhiên hơn chục năm trở lại đây, người dân thôn Khéo Lẹng đã chủ động trồng và phát triển cây măng mai thành sản phẩm hàng hóa có giá trị.

Mới đầu, chỉ có mấy hộ dân trồng. Thấy ưu điểm vừa có thể tận dụng cây làm rào, vừa có măng ăn cải thiện bữa ăn gia đình, măng lại được thị trường ưa dùng nên đến nay, gần như cả thôn gia đình nào cũng trồng cây măng mai.

Gia đình ông Hoàng Văn Sáu ở thôn Nặm Chắn (xã Lâm Thượng) có hơn 400 gốc măng mai. Mỗi vụ thu hoạch, ngoài thu hoạch của gia đình, ông còn thu mua của các hộ dân trong thôn để chế biến, nhất là làm măng khô để bán cho các thương lái với giá cao hơn rất nhiều so với bán măng tươi.

Mỗi năm, từ tháng 6 đến tháng 10, ông Sáu lại bận rộn với việc thu hoạch, chế biến và cho ra thị trường những sản phẩm măng mai chất lượng. Cây măng mai đã giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định và sắm sửa được nhiều vật dụng trong gia đình.

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ măng mai cũng gặp nhiều khó khăn và măng không được giá. Bà con nhân dân trong thôn đã chủ động chuyển sang phơi măng khô, nhất là bán cho dịp lễ tết cuối năm.

Dọc đường về thôn Khéo Lẹng, đi tới đâu cũng bắt gặp không khí bà con nhân dân đang nhễ nhại mồ hôi gánh măng, gọt măng, luộc măng và phơi măng. Một không khí hối hả, khẩn trương tận dụng từng giờ nắng, ngày nắng để kịp phơi những mẻ măng khô chất lượng cung ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm.

Chuyển sang chế biến

Hiện xã Lâm Thượng có hơn 500 ha cây măng mai, và cũng là xã có diện tích măng mai lớn nhất toàn huyện Lục Yên.

Do phù hợp với điều kiện khí hậu, chất đất của địa phương, lại được người dân chú trọng trồng và chăm sóc bài bản nên những năm gần đây, măng mai được mùa thường xuyên, bà con rất phấn khởi.

Theo lãnh đạo xã Lâm Thượng, ước tính 1 ha măng mai thu được 30 tấn măng tươi. Vụ măng mai năm nay, bà con toàn xã thu dự kiến hoạch trên 15 nghìn tấn măng tươi, với giá dao động từ 3.500 đến 4.500 đồng/kg, giúp xã thu về trên 6 tỷ đồng.

Những cánh rừng ở Lâm Thượng ngày nay đã xanh lại bạt ngàn nhờ phát triển cây măng gắn với kinh tế rừng. Ảnh: Khắc Điệp.

Những cánh rừng ở Lâm Thượng ngày nay đã xanh lại bạt ngàn nhờ phát triển cây măng gắn với kinh tế rừng. Ảnh: Khắc Điệp.

Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ và vận chuyển măng tươi đến các tỉnh khác cũng gặp nhiều khó khăn, đồng thời giá măng tươi lại thấp nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân nơi đây.

Trước tình hình đó, xã Lâm Thượng đã tuyên truyền bà con nhân dân ngoài bán măng tươi, bà con nên tranh thủ thời tiết nắng nóng để phơi bán khô, 10kg măng tươi sẽ thu được 7 lạng măng khô. Với giá bán khoảng 110 nghìn đồng/kg, măng khô sẽ cho thu nhập cao hơn và ổn định hơn so với bán măng tươi.

Từ cây trồng cây măng mai mà những năm gần đây, đời sống người dân xã Lâm Thượng dần được cải thiện một cách rõ nét, nhiều hộ khá lên từ trồng loại cây này.

Ông Nông Mạnh Tường, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng cho biết: Với hướng đi đúng đắn trong phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân, cây măng mai hiện nay đang là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế và thương hiệu Măng mai Lâm Thượng đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020 của tỉnh Yên Bái.                  

Theo Khắc Điệp – Hoài Thu/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/mang-tuoi-rot-gia-ta-lam-mang-kho-d300309.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay17,931
  • Tháng hiện tại489,669
  • Tổng lượt truy cập92,867,333
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây