Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Nuôi tôm sạch trong bể xi măng, nuôi cá đặc sản đầy ao, một ông nông dân tích cóp được tiền tỷ

Thứ sáu - 18/12/2020 19:06
Yêu nông nghiệp, khao khát làm giàu từ con tôm sạch, con cán đặc sản, ông Hoàng Văn Minh (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản- một công việc “đầu tắt mặt tối”. Nhờ chăm chỉ, đến nay ông đã nắm trong tay cơ ngơi tiền tỷ, trở thành tỷ phú đồng quê.

Ở khu 6 thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, ông Hoàng Văn Minh được biết đến là một nông dân làm kinh tế giỏi, nuôi tôm giỏi, nuôi cá cũng giỏi.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, từ hai bàn tay trắng giờ đây gia đình ông Minh đã có "của ăn, của để" với khu trang trại tổng hợp rộng lớn đầy ắp cá, tôm, cùng các cây đặc sản mang lại kinh tế cao. Mỗi năm cho doanh thu từ nuôi tôm sạch, nuôi cá đặc sản của gia đình ông Minh khoảng 2,5 tỷ đồng.

Thăm trang trại cung cấp tôm, cá sạch, thương lái mê tít cho thu hoạch tiền tỷ mỗi năm của lão nông Nam Định - Ảnh 1.

Hàng ngày ông Hoàng Văn Minh (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) giành phần lớn thời gian để theo dõi quá trình tăng trưởng của tôm và cá bống bớp.

Chúng tôi đi thăm khu trang trại nuôi tôm sạch, nuôi cá đặc sản của ông Minh và nhân thấy trang trại được quy hoạch một cách quy củ.

Chỉ tay về phía ao nuôi tôm thẻ chân trắng cùng những ao nuôi cá bống bớp rộng lớn, ông Minh hồ hởi cho hay, để phát triển được khu trang trại tổng hợp này gia đình ông đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi cũng như nước mắt.

Trong chăn nuôi chữ tâm luôn được ông Minh đặt lên hàng đầu. Ông Minh quan niệm phải nuôi trồng thủy hải sản sạch. 

Sạch để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Ông Minh thổ lộ: Mình muốn ăn đồ sạch, trước hết phải sản xuất sạch. Tôm, cá sạch thì mới hạn chế bệnh tật cho bản thân và người tiêu dùng…

Nhâm nhi chén nước chè đặc quánh, ông Minh kể cho chúng tôi cơ duyên ông đến với nghề nuôi trồng thủy sản. 

Những năm 1990, ông Minh đã gắn bó với nghề nuôi tôm. Khi đó ông Minh là thợ kỹ thuật nuôi tôm sú cho các Công ty nuôi thủy sản ở tỉnh Cà Mau. Năm 1995, được một Công ty thủy sản ở quê nhà Nam Định mời, ông đã "khăn gói quả mướp" trở về Nghĩa Hưng hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp này. 

Và con tôm sú được chọn là vật nuôi chính. Với 7ha mặt nước, ông Minh cho thả tôm sú, nhờ áp dụng tốt kỹ thuật, chỉ sau thời gian ngắn con tôm sú đã cho thu hoạch lớn. Vừa làm kỹ thuật, ông vừa nhận thêm khâu cung ứng giống tôm sú cho người dân trong vùng.

Thăm trang trại cung cấp tôm, cá sạch, thương lái mê tít cho thu hoạch tiền tỷ mỗi năm của lão nông Nam Định - Ảnh 2.

Thức ăn, chế phẩm sinh học cho tôm, cá được ông Hoàng Văn Minh (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) trực tiếp pha chế.

Không chỉ nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm, năm 2006, ông Minh tìm tòi nuôi thêm cá bống bớp. Những con cá bống bớp to, khỏe nuôi đến đâu được thương lái săn đón đến đó.

Những năm làm thuê cho các Công ty thủy sản, ông Minh luôn đau đáu ý tưởng: tại sao mình có kinh nghiệm nuôi tôm, có kỹ thuật nuôi tôm lại không đứng ra làm chủ?

Thế rồi, năm 2010 ông Minh rời bỏ công ty ra thuê 3ha đất nông trường Rạng Đông làm ao nuôi tôm, cá. 

Một nửa diện tích ông thả cá bống bớp; nửa còn lại ông cải tạo thành 14 ao nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, ao rộng nhất 1.000m2, ao nhỏ nhất 500m2 và 20 bể xi măng ương nuôi tôm giống, 14 bể gièo tôm giống, mỗi bể khoảng 50m3.

Thăm trang trại cung cấp tôm, cá sạch, thương lái mê tít cho thu hoạch tiền tỷ mỗi năm của lão nông Nam Định - Ảnh 3.

Tôm giống được ông Minh ương trong bể xi măng có thiết kế đầy đủ hệ thống nước dẫn vào, dẫn ra; hệ thống sục khí, máng cho ăn; mái che nắng, che mưa có điều chỉnh nhiệt độ bên trong.

"Năm đó, tôi đưa loài tôm thẻ chân trắng- một loài tôm hoàn toàn xa lạ với người địa phương về nuôi. Nhờ có nền tảng từ nghề nuôi tôm trước đó nên con tôm thẻ chân trắng nuôi cũng rất dễ. Tôm nuôi đến đâu là thành công đến đó…", ông Minh chia sẻ.

Bật mí về bí quyết nuôi tôm thẻ chân trắng thành công, ông Minh cho biết: Thời gian đầu, tôi đau đáu tìm hướng đi cho con tôm thẻ. 

Và nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP được tôi chọn từ đó. Tôm nuôi theo quy trình sản xuất sạch tránh được phần lớn dịch bệnh. Con tôm phát triển đồng đều, to khỏe, thương lái đến thu mua đều mê tít…

Thăm trang trại cung cấp tôm, cá sạch, thương lái mê tít cho thu hoạch tiền tỷ mỗi năm của lão nông Nam Định - Ảnh 4.

Ông Hoàng Văn Minh (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) sử dụng kỹ thuật cao "soi" bệnh cho tôm thẻ chân trắng.

Cũng theo ông Minh, để tôm thẻ chân trắng phát triển đồng đều, khỏe mạnh, người nuôi phải đảm bảo môi trường nuôi luôn sạch sẽ. 

"Từ nguồn nước, đến thức ăn, thuốc thú ý… tất cả phải đều sạch, và có nguồn gốc rõ ràng. Người nuôi phải hình thành nhật ký chăn nuôi, ghi chép và theo dõi đầy đủ quá trình phát triển của thủy, hải sản, có như vậy mới biết được con tôm đang thừa, thiếu gì để đưa ra hướng chăn nuôi hợp lý…", ông Minh nói.

Thăm trang trại cung cấp tôm, cá sạch, thương lái mê tít cho thu hoạch tiền tỷ mỗi năm của lão nông Nam Định - Ảnh 5.

Khu chăn nuôi thủy sản rộng lớn của ông Hoàng Văn Minh (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định)

Ông Minh lưu ý, nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP nói không với hóa chất, chỉ được dùng chế phẩm sinh học, men vi sinh để xử lý môi trường nước.

Với 1,5ha nuôi tôm thẻ chân trắng thường phẩm và tôm giống, mỗi năm ông xuất bán ra thị trường khoảng 7- 10 tấn/năm, những năm tôm thẻ chân trắng được giá trừ chi phí ông thu về được khoảng gần 1 tỷ đồng.

Thăm trang trại cung cấp tôm, cá sạch, thương lái mê tít cho thu hoạch tiền tỷ mỗi năm của lão nông Nam Định - Ảnh 5.

Ông Hoàng Văn Minh (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) cho hay, tôm thương phẩm được nuôi với mật độ vừa phải, khoảng 80 con/m2.

Nhẩm tính doanh thu mà loài cá bống bớp mang lại cho gia đình, ông Minh cho hay: Nhờ đặc tính dễ nuôi, tôi giành 1,5ha diện tích ao đầm để nuôi cá bống bớp. Mỗi năm xuất bán 5- 6 triệu con cá, với giá 700 đồng/con, trừ chi phí chăn nuôi tôi thu được khoảng 1,5 tỷ đồng/mỗi năm…

Tận dụng những khoảng đất trống ở hai bờ ao, đầm, ông Minh cho trồng cây đinh lăng. Nhẩm tính nhanh, ông cho biết, mỗi năm thu hoạch đinh lăng cho doanh thu khoảng 100 triệu đồng.

Theo Đỗ Lực/danviet.vn
https://danviet.vn/nam-dinh-nuoi-tom-sach-trong-be-xi-mang-nuoi-ca-dac-san-day-ao-mot-ong-nong-dan-tich-cop-duoc-tien-ty-20201218150927842.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay50,427
  • Tháng hiện tại654,335
  • Tổng lượt truy cập93,031,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây