Học tập đạo đức HCM

Ngày mai, công bố Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân năm 2020

Thứ tư - 23/06/2021 04:15
(Chinhphu.vn) – Chiều ngày 24/6, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC)của Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC năm 2020 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS).
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kiểm tra công tác CCHC tại Vĩnh Phúc ngày 13/7/2020. Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kiểm tra công tác CCHC tại Vĩnh Phúc ngày 13/7/2020. Ảnh: VGP/Lê Sơn.

Theo đó, đối tượng xác định Chỉ số CCHC năm 2020 bao gồm:

Trung ương gồm 19 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, có 02 cơ quan đặc thù là Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ có thực hiện đánh giá nhưng không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan ngang bộ còn lại.

Địa phương gồm 63 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phương pháp đánh giá của Chỉ số CCHC tương tự với các năm trước, đó là kết hợp tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với đánh giá thông qua điều tra xã hội học và kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (dùng cho cấp tỉnh). Việc triển khai điều tra xã hội học với quy mô trên 22.500 cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý tại các bộ, ngành, địa phương và trên 36.600 người dân, đại diện tổ chức, một số hội, hiệp hội là một cuộc điều tra có quy mô lớn, có tính toàn diện, đa dạng, đa chiều, tiếp cận đánh giá từ dưới lên trên, đánh giá cả bên trong và bên ngoài cơ quan, tổ chức.

So sánh giá trị trung bình Chỉ số CCHC giữa các vùng kinh tế: Trong năm 2020, cả 6 vùng kinh tế đều có giá trị trung bình Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2019 và đều đạt giá trị trên 80%. Giá trị trung bình cao nhất là vùng kinh tế Đông Nam Bộ với kết quả đạt 85,88%; tiếp theo là khu vực Đồng bằng sông Hồng, đạt 85,51%. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng kinh tế đạt giá trị thấp nhất, với kết quả là 81,41%.

So sánh sự tăng trưởng giữa các vùng kinh tế thì Đông Nam Bộ cũng là vùng có sự tăng trưởng cao nhất trong năm 2020, giá trị trung bình cao hơn 3,86% so với năm 2019. Khu vực Tây Nguyên đã có sự tăng trưởng đáng kể, giá trị trung bình khu vực này đạt 82,20% cao hơn 2,57% so với năm 2019 nhờ sự bứt phá cả về điểm số và thứ hạng của các địa phương thuộc khu vực này. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung có giá trị tăng trưởng thấp nhất so với 5 vùng kinh tế còn lại, chỉ cao hơn 0,63% so với năm 2019.

Theo Bộ Nội vụ, trong 9 năm vừa qua, Chỉ số CCHC luôn được khẳng định qua thực tiễn là một trong những công cụ có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo, điều hành triển khai Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Qua đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xác định được mục tiêu, định hướng, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cho CCHC Nhà nước giai đoạn tiếp theo.

* Cũng tại buổi lễ, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ sẽ công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS).

Năm 2020, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của UBND 63 tỉnh, thành phố đã khảo sát ý kiến của gần 35.268 người dân và tổ chức từ hơn 3.000 đơn vị hành chính cấp xã thuộc hơn 600 đơn vị hành chính cấp huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là năm thứ tư Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan triển khai đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức.

Qua đây nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước. thông qua đó, giúp các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được thực trạng chất lượng dịch vụ công, nhu cầu, mong đợi của người dân và tổ chức để xác định, thực hiện những biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân và tổ chức, mang lại sự hài lòng cho người dân và tổ chức.

Cũng như các năm trước, Chỉ số SIPAS 2020 cung cấp một bộ các chỉ số phản ánh nhận định, đánh giá mức độ hài lòng và nhu cầu, mong đợi của người dân, tổ chức đối với 16 nhóm dịch vụ công thuộc 8 nhóm lĩnh vực được cung ứng tại 3 cấp hành chính ở địa phương.

Trong giai đoạn 2017-2020, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung tăng dần qua mỗi năm, từ 80,90% lên 85,48%. Khoảng cách chênh lệch giữa tỉnh có chỉ Chỉ số hài lòng cao nhất và tỉnh có chỉ Chỉ số hài lòng thấp nhất được thu hẹp dần, từ 28,05% xuống 20,08%.

Lê Sơn/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Hôm nay57,100
  • Tháng hiện tại887,827
  • Tổng lượt truy cập92,061,556
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây