Trong giai đoạn 2016 - 2020, Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng NTM đã đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức triển khai. Các đề tài nghiên cứu, dự án đã phục vụ hiệu quả, góp phần mang lại những kết quả “to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử” cho chương trình.
Đến nay, cả nước đã có 62,44% số xã, 178 huyện và 4 tỉnh đạt chuẩn NTM. Định hướng mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025, có ít nhất 80% số xã, 50% số huyện và 15 tỉnh đạt chuẩn NTM. Ông Nguyễn Minh Tiến (Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN-PTNT, Chánh văn phòng Chương trình xây dựng NTM Quốc gia) cho biết, việc thực hiện chương trình vẫn sẽ bao gồm 11 nội dung như giai đoạn 2010 - 2020.
Tuy nhiên, nội dung sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, quan điểm chỉ đạo của Trung ương và các quy định của Bộ tiêu chí Quốc gia. Dự kiến, tổng vốn huy động thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 là 2,6 triệu tỷ đồng.
Từ kết quả thực hiện và đánh giá mức độ thích ứng, Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng NTM đã tiến hành nhiệm vụ tổng kết hoạt động và dự kiến khung chương trình trong giai đoạn mới.
GS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm chương trình, cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Ban chủ nhiệm chương trình đã tổ chức triển khai thực hiện 90 đề tài, dự án. Để kịp thời bám sát yêu cầu mới, trách nhiệm cấp thiết của Ban hiện nay là đôn đáo, đốc thúc việc kiểm tra, nghiệm thu đề tài, dự án để tránh nguy cơ chậm và thiếu hiệu quả.
Các ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ thúc đẩy xây dựng NTM mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
Theo đó, khung chương trình của giai đoạn 2021 - 2025 phải thoát khỏi mô típ của khung chương trình cũ. Đặc biệt, các nội dung đề tài, dự án không ôm đồm quá nhiều chương trình vì sẽ không đảm bảo được nguồn lực, nguồn nhân lực thực hiện. Ban chủ nhiệm phải chọn lựa những nội dung vừa tầm, trọng điểm và hiệu quả để triển khai.
Quan điểm về xây dựng văn hóa được Ban chủ nhiệm chương trình đặc biệt quan tâm. Văn hóa Nông thôn mới cần được hiểu sâu sắc hơn, nó không đơn thuần là phong trào văn hóa mà phải là nguồn lực nội sinh của sự phát triển, nó bao hàm cả 19 tiêu chí xây dựng NTM.
Làm được như vậy thì các thiết chế văn hóa, sự đa dạng về văn hóa sẽ được duy trì, sử dụng bền vững. Tránh được sự đồng dạng, lặp lại của văn hóa nông thôn.
Tổng hợp và phân tích các đề xuất, quan điểm về tổng kết, xây dựng khung Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng NTM, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tâm đắc với mô hình trang trại thông minh, làng thông minh.
Thứ trưởng cho rằng, NTM trong giai đoạn mới sẽ là nông thôn số, một phần của xã hội số. Vì vậy, việc chuyển đổi số tất yếu phải được thực hiện từ nông dân, nông thôn, qua đó, đáp ứng yêu cầu to lớn của nhu cầu ứng dụng công nghệ số trong quản lý cộng đồng.
Thứ trưởng cũng đề nghị Ban chủ nhiệm chương trình lưu ý bổ sung các nội dung cho khung chương trình mới như nghiên cứu áp dụng công nghệ chế biến cho cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ; các dịch vụ phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn; ứng dụng chuyển giao công nghệ, cơ giới hóa; vấn đề bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn...
Nguồn tin: Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã