Học tập đạo đức HCM

Người đàn ông J’rai sáng tạo làm giàu

Thứ tư - 04/08/2021 01:21
Từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã xuất hiện nhiều gương làm kinh tế giỏi, ông Rơ Ô Thú là một điển hình.
Rơ Ô Thú (áo vàng) đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: Đăng Lâm.

Rơ Ô Thú (áo vàng) đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: Đăng Lâm.

Năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng vợ chồng ông Rơ O Thú, dân tộc J’rai, buôn Proong, xã Ia M’lah ít có ngày vắng mặt ngoài đồng ruộng, vẫn luôn miệt mài, cần mẫn hôm thì dưới vườn điều, hôm ngoài ruộng lúa…

Nhớ một thời, kinh tế khó khăn lại phải nuôi con nhỏ đang tuổi ăn học nên cái nghèo vẫn cứ mãi đeo bám, rình rập dưới chân cầu thang nhà sàn. Là lao động chính trong gia đình, ông Thú nhiều đêm suy nghĩ, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế, làm thế nào để thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình.

Cuối cùng, ông cùng vợ đi đến thống nhất: Muốn thoát nghèo không có cách nào khác là phải đổi mới cung cách làm ăn, không thể độc canh một loại cây trồng mà phải thâm canh kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Đây là cách làm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng địa phương mà các nơi khác đã thực hiện thành công.

Với phương châm “lấy công làm lãi, sống tiết kiệm”, vợ chồng ông chăm chỉ làm ăn, quyết tâm thực hành tiết kiệm với cách làm là phát triển đa dạng sản xuất, tạo vốn tích luỹ vươn lên mở rộng quy mô sản xuất. Ban đầu ít vốn, vợ chồng ông chỉ dám trồng một vườn điều nhỏ, ít ruộng lúa nước và vài ha mỳ. Năm trước tích lũy cho năm sau để đến bây giờ, gia đình ông đã có được 5ha điều, 7ha mỳ, 1ha trồng lúa nước, chưa kể cánh đồng trồng cỏ để chăn nuôi bò.

Chia sẻ về những kinh nghiệm làm ăn của mình, ông Rơ Ô Thú cho biết, là một nông dân, trước hết phải tiết kiệm. Thứ hai, phải biết trồng cây gì, nuôi con gì để phù hợp với điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng của địa phương và mạnh dạn mở rộng quy mô, phát triển đa dạng các loại hình sản xuất.

Điều quan trọng nữa là nhà nông phải biết cập nhật tin tức về giá cả, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế… Với những suy nghĩ tích cực và sự miệt mài lao động mà đến nay, trừ chi phí thì mỗi năm gia đình ông thu về được khoảng 200 triệu đồng, riêng vườn điều thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Rơ Ô Thú chịu khó đầu tư máy móc để nâng cao hiệu quả lao động. Ảnh: Tuấn Anh.

Rơ Ô Thú chịu khó đầu tư máy móc để nâng cao hiệu quả lao động. Ảnh: Tuấn Anh.

“Là nông dân phải chủ động học hỏi để nâng cao kiến thức, mạnh dạn mở rộng quy mô, đa dạng các loại hình sản xuất và thường xuyên cập nhật tin tức về giá cả, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Thú chia sẻ kinh nghiệm.

Có vốn tích lũy hàng năm, ông Thú quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. “Trước kia còn nghèo và lạc hậu nên làm việc chỉ bằng tay chân, cày cuốc. Giờ tiến bộ rồi, minh sắm máy móc để giảm sức lao động, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian…”- ông Thú chia sẻ.

Theo đó, hiện gia đình ông có 2 chiếc máy cày, một chiếc máy gặt, 1 máy tuốt lúa và một ôtô tải. Ngoài việc phục vụ sản xuất cho gia đình, ông còn cày, gặt, chở thuê cho bà con trong buôn, trong vùng. Với những gia đinh còn quá khó khăn trong buôn, ông thường giúp đỡ bằng cách vận chuyển sản phẩm, cày ruộng, rẫy mà không lấy tiền.

“Ông Rơ Ô Thú luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong cách làm ăn, phát triển kinh tế và thường xuyên giúp đỡ các hội viên trong buôn cùng vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, ông cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất”, ông Kpă Tới, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Mlah nhận xét.

Theo Đăng Lâm - Tuấn Anh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nguoi-dan-ong-jrai-sang-tao-lam-giau-d298494.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm308
  • Hôm nay27,102
  • Tháng hiện tại1,270,372
  • Tổng lượt truy cập88,625,442
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây