Học tập đạo đức HCM

Ninh Bình: Đặt la liệt thùng ong ở rừng ngập mặn những ngày nắng gay gắt, cái kết bất ngờ

Chủ nhật - 05/07/2020 00:38
Vào những tháng nóng nhất của mùa hè, nhiều người đã di chuyển và đặt la liệt các thùng ong ở các cánh rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Những đàn ong "ăn no nê" phấn hoa sú vẹt để rồi luyện ra thứ mật ong màu vàng thơm ngon mang lại cho chủ tiền triệu mỗi ngày.

Cây sú, vẹt là một loại cây mọc ở ven biển, đặc tính sống ở các cánh rừng ngập mặn nơi cửa sông, cửa biển trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt với độ mặn cao.

Hàng năm sú, vẹt ra hoa từ tháng 6 cho đến tháng 8 ở các cánh rừng ngập mặn. Đây cũng là thời điểm vàng của những hộ nuôi ong "du mục".

Càng nắng to những bông hoa sú vẹt càng đua nhau bung nở, mang trong đó những phấn hoa, giọt mật ngọt tinh túy nhất giữa cái mặn chát của biển cả. Để rồi qua sự "tinh luyện" của loài ong trở thành thứ mật quý. 

Từ bao đời nay, loại mật ngọt làm từ phấn hoa sú, vẹt đã trở thành một thực phẩm tốt cho sức khỏe con người và có giá trị cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người đi khai thác loại mật này.

Để tránh cái nắng hầm hập của mùa hè, ngay từ sáng sớm nhiều người nuôi ong tại Kim Sơn (Ninh Bình) đã vội vã gọi nhau đi quay mật. Do số lượng đàn ong lớn nên mỗi lần khai thác mật phải cần từ 3-4 người. Nắng càng lên cao thì công việc càng khẩn trương hơn để hạn chế ảnh hưởng đến đàn ong.

Tìm mật ngọt của biển giữa những ngày nắng gắt, bỏ túi tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 2.

Nhờ có bí quyết của mình, dù nắng nóng kéo dài những anh Nguyễn Hùng Ái vẫn kiếm được mật ngọt từ biển.

Năm nào cũng vậy, cứ chớm vào hè là anh Nguyễn Hùng Ái (một người nuôi ong ở Ninh Bình) lại vội vã đưa đàn ong hơn 500 đàn của mình ra ven biển Kim Sơn cho kịp khai thác vụ mật hoa sú vẹt.

Tìm mật ngọt của biển giữa những ngày nắng gắt, bỏ túi tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 3.
Tìm mật ngọt của biển giữa những ngày nắng gắt, bỏ túi tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 3.

Cận cảnh một cầu ong đầy ắp mật của biển và chuẩn bị được cho đi quay lấy mật.

Anh Ái chia sẻ, anh đã nuôi ong hơn chục năm nay nên có nhiều kinh nghiệm. Dù nắng nóng kéo dài thì anh vẫn biết cách chống nóng cho ong. 

Chỉ sợ nhất là những đợt gió tây khô nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến việc nở hoa của cây sú, vẹt, cũng như giảm sản lượng mật khai thác được.

"Năm nay tuy nắng nóng nhưng từ đầu vụ đến giờ lại không bị ảnh hưởng nhiều từ gió phơn Tây Nam nên sản lượng mật ong cao hơn năm ngoái. Đặc biệt chất lượng mật ngon hơn hẳn. Cứ quay được bao nhiêu là bán lẻ cũng hết", anh Ái vui vẻ nói.

Anh Nguyễn Hùng Ái tiết lộ, ước tính hết vụ hoa sú vẹt năm nay anh thu về trên 5 tấn mật, hiện mỗi lít mật hoa sú vẹt có giá dao động từ 140-150 ngàn đồng/lít, nếu chia đều ra trong thời gian khai thác thì ngày nào anh cũng kiếm được tiền triệu.

Ngồi nghỉ ngơi sau buổi quay mật vất vả, anh Trần Văn Sang uống vội ngụm nước vui vẻ nói, năm nay nắng nóng nhưng lại được mùa mật, mật nhiều đến mức ngày nào cũng quay mà vẫn không hết.

Tìm mật ngọt của biển giữa những ngày nắng gắt, bỏ túi tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 4.

Nhờ đi lấy mật ngọt giữa những ngày nắng nóng, nhiều người nuôi ong tại đây dễ dàng kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Tìm mật ngọt của biển giữa những ngày nắng gắt, bỏ túi tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 5.

Nhờ đi kiếm mật của biển mà nhiều chủ trại ong có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ.

"Sáng nay tôi cũng quay được gần 100 lít mật ong, nếu quay hết dãy này cũng phải được vài trăm lít, nắng quá nên lại phải nghỉ sớm. Tuy nghề hơi vất vả, nhem nhuốc nhưng kiếm được đồng tiền cũng khá, có tiền trang trải cho cuộc sống", anh Sang tâm sự.

Cũng theo anh Sang, các vụ mật ong khác chủ yếu tập trung vào mua xuân-thời điểm các loài hoa nở rộ, trong đó có hoa nhãn, hoa vải. Thời tiết mùa xuân cũng rất thuận lợi cho con ong, nhưng vụ mật vẹt lại khác. Nắng nóng thường xuyên gần 40 độ C, nếu không có bí quyết trong nghề nuôi ong thì khó lòng mà khai thác được vị ngọt của biển.

Tìm mật ngọt của biển giữa những ngày nắng gắt, bỏ túi tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 6.

Người nuôi ong dùng khói để làm ong hiền hơn, dễ dàng lấy cầu ong để đi quay lấy mật.

"Cũng như mọi năm, năm nay hoa sú vẹt nở nhiều và được mùa nên đàn ong của chúng tôi kiếm được lượng phấn hoa và mật tương đối ổn định. Ước tính vụ này tôi tạm thu được khoảng hơn 4 tấn mật, tính ra cũng có thu nhập hơn 300 triệu đồng", anh Sang tiết lộ.

Anh Sang cho hay, hoa sú vẹt nở tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên được người tiêu dùng coi là mật sạch. Ngoài đặc điểm sạch tự nhiên, mật ong hoa sú vẹt còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, vì trong lượng mật ong được khai thác tại vùng biển chứa lượng muối khoáng nhỏ rất tốt cho sức khỏe của con người.

Tìm mật ngọt của biển giữa những ngày nắng gắt, bỏ túi tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 7.

Do mật ong được khai thác từ phấn, mật hoa sú, vẹt mọc ở rừng ngập mặn tự nhiên nên mật rất sạch và thơm nên mật làm ra dễ bán. Riêng việc bảo quản mật cũng khá đơn giản chỉ cần tránh ánh sáng trực tiếp là được, do là mật nguyên chất nên để và sử dụng được rất lâu" anh Sang chia sẻ.

Theo Phạm Anh/danviet.vn
https://danviet.vn/ninh-binh-dat-la-liet-thung-ong-o-rung-ngap-man-nhung-ngay-nang-gay-gat-cai-ket-bat-ngo-20200704231848596.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại1,001,626
  • Tổng lượt truy cập93,379,290
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây